Khách thể của kiểm toán nội bộ là gì?

Theo Hiệp hội kiểm toán nội bộ IIA (The institute of Internal Auditor), kiểm toán nội bộ là một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng và cải thiện các hoạt động trong một tổ chức. Kiểm toán nội bộ góp phần giúp tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng việc áp dụng các phương pháp tiếp cận mang tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá, nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị. Vậy, Khách thể của kiểm toán nội bộ là gì?

Kiểm toán nội bộ là gì và những nguyên tắc trở thành kiểm toán

Khách thể của kiểm toán nội bộ là gì?

1/ Kiểm toán nội bộ là gì?

Theo Hiệp hội kiểm toán nội bộ IIA (The institute of Internal Auditor), kiểm toán nội bộ là một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng và cải thiện các hoạt động trong một tổ chức. Kiểm toán nội bộ góp phần giúp tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng việc áp dụng các phương pháp tiếp cận mang tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá, nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.
Theo đó, có thể hiểu kiểm toán nội bộ là hoạt động nhằm đảm bảo, tư vấn mang tính khách quan, độc lập về tình hình quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát trong doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đặt ra.

2/ Chức năng của kiểm toán nội bộ

Chức năng của kiểm toán nội bộ được ví như “ngọn hải đăng” định hướng, soi đường cho con thuyền doanh nghiệp đi đúng hướng, đạt được mục tiêu.

2.1. Chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, tình hình kế toán

Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán của công ty. Cụ thể, kiểm toán nội bộ sẽ thực hiện và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, độ tin cậy và chính xác của các thông tin tài chính, quá trình tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

2.2. Chức năng bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp

Kiểm toán nội bộ là một quan sát viên độc lập nhằm đảm bảo hoạt động của công ty, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia, đạo đức kinh doanh và quy chế riêng của công ty. Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nói cách khác, kiểm toán nội bộ có chức năng tư vấn và định hướng cho ban giám đốc và hội đồng quản trị về kiểm soát rủi ro.

2.3. Chức năng cải tiến hệ thống

Chức năng tiếp theo của kiểm toán nội bộ là hỗ trợ chủ doanh nghiệp cải tiến, khắc phục những điểm yếu từ hệ thống quản lý và quản trị doanh nghiệp. Bằng phương pháp phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình, hoạt động của các phòng ban, bộ phận trong bộ máy kinh doanh.
Kiểm toán nội bộ sẽ tư vấn, giúp công ty cải thiện năng suất, hoạt động hiệu quả hơn. Thực tế trên thế giới cho thấy, các công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ hoạt động hiệu quả hơn, khả năng gian lận thấp, sự minh bạch, hiệu quả kinh doanh cao hơn

3/ Khách thể kiểm toán

Khái niệm

Khách thể kiểm toán là các đơn vị cụ thể mà đối tượng kiểm toán của kiểm toán được thực hiện trong đơn vị đó.

Kiểm toán bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chức năng, đối tượng, khách thể kiểm toán, chủ thể kiểm toán, cơ sở tiến hành. Trong đó cần phải phân biệt đối tượng kiểm toán với khách thể kiểm toán, theo đó đối tượng kiểm toán có thể hiểu như sau:

Đối tượng kiểm toán là tất cả các vấn đề cần được kiểm toán trước hết và chủ yếu là thực trạng hoạt động tài chính trong các đơn vị.

Phân loại khách thể
Có 2 loại khách thể kiểm toán gồm:

- Khách thể kiểm toán bắt buộc là những đơn vị, tổ chức, cơ quan được các văn bản pháp quy của Nhà nước qui định phải được kiểm toán hằng năm bởi chủ thể kiểm toán.

- Khách thể tự nguyện: Các đơn vị không bắt buộc phải kiểm toán mà do bản thân đơn vị có nhu cầu và tự nguyện mời kiểm toán.

Trong mối quan hệ với chủ thể kiểm toán có thể phân chia các khách thể kiểm toán như sau:

- Khách thể của kiểm toán Nhà nước: Thường là các đơn vị, cá nhân, có sử dụng ngân sách Nhà nước như: Các dự án, công trình do Ngân sách Nhà nước đầu tư, các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị nghiệp công cộng, các cơ quan kinh tế, các đoàn thể xã hội, các cá nhân có nguồn từ Ngân sách Nhà nước...

- Khách thể của kiểm toán độc lập: Bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các công ty liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã và các chương trình dự án có nguồn kinh phí từ bên ngoài ngân sách Nhà nước...

- Khách thể của kiểm toán nội bộ: Bao gồm các bộ phận cấu thành trong đơn vị, các nghiệp vụ, các chương trình, dự án cụ thể trong đơn vị, các cá nhân trong đơn vị.

Tóm lại, khách thể của kiểm toán có thể là đơn vị kế toán như các xí nghiệp, các đơn vị sự nghiệp hay cá nhân hoặc là một công trình, dự án cụ thể hoặc một bộ phận của một đơn vị nào đó...

Một cuộc kiểm toán
Khi một khách thể kiểm toán có quan hệ với một chủ thể kiểm toán nhằm thực hiện một nhiệm vụ xác định được gọi là một cuộc kiểm toán. Trong một cuộc kiểm toán thường bao gồm 5 yếu tố xác định sau:

- Đối tượng kiểm toán cụ thể

- Chủ thể kiểm toán xác định

- Khách thể kiểm toán tương ứng

- Thời hạn kiểm toán cụ thể

- Cơ sở tiến hành kiểm toán

Trên đây là một số thông tin về Khách thể của kiểm toán nội bộ là gì? - Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp... hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo