Hiện nay, việc sử dụng hóa đơn đang trở nên vô cùng phổ biến, vậy trong trường hợp Khách hàng không lấy hóa đơn bán lẻ thì xử lý như thế nào? Để tìm hiểu về vấn đề này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau của ACC:
Khách hàng không lấy hóa đơn bán lẻ thì xử lý như thế nào?
1. Trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn bán lẻ với đơn hàng trên 200.000 đồng
Căn cứ theo quy định tại Điểm b, Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC: Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần mà người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.
Như vậy, đối với các lần giao dịch bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì kể cả khi khách hàng không lấy hóa đơn, công ty, doanh nghiệp vẫn phải xuất hóa đơn và trên hóa đơn sẽ ghi rõ “Người bán không lấy hóa đơn” hoặc “Người bán không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Cần lưu ý, tuy không phải lập hóa đơn nhưng người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
2. Trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn bán lẻ với đơn hàng dưới 200.000 đồng
Căn cứ theo quy định tại Điều 16, Thông tư 64/2013/TT-BTC, trường hợp khách hàng mua lẻ dưới 200.000 đồng và không lấy hóa đơn xử lý như sau:
– Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp mà người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
– Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều 16 như trên, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày.
– Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh, công ty, doanh nghiệp lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.”
Như vậy, trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ dưới 200.000, kế toán không phải lập hóa đơn theo từng lần phát sinh mà phải lập bảng kê hàng hóa, dịch vụ. Cuối ngày, kế toán lập hóa đơn giá trị gia tăng của hóa đơn bán hàng. Hoặc trường hợp khách yêu cầu lập hóa đơn từng lần thì vẫn phải lập hóa đơn.
3. Không lập hóa đơn có bị xử phạt hay không?
Hành vi không lập hóa đơn có thể bị xử phạt theo quy định hiện nay, cụ thể như sau:
Hiện tại, các loại hóa đơn đang được chuyển đổi sang hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC.
Việc tìm hiểu về hóa đơn sẽ giúp ích cho bạn đọc khi gặp các vấn đề liên quan đến chúng, các vấn đề pháp lý xoay quanh hóa đơn cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Khách hàng không lấy hóa đơn bán lẻ thì xử lý như thế nào? gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận