Tử hình vắng mặt có được không? Tử hình vắng mặt được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành? Những quy định và nguyên tắc thi hành án tử hình? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây mà ACC chia sẻ về việc tử hình vắng mặt để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này.
kết án tử hình vắng mặt là gì
1. Khái niệm án tử hình
Khoản 1 Điều 40 BLHS 2015 quy định:
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật THAHS 2019 thì thi hành án tử hình là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này tước bỏ tính mạng của người bị kết án tử hình.
Như vậy, hoãn thi hành án tử hình là việc Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành khi thuộc các trường hợp phải hoãn.
2. Các trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo
Tòa án chi có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:
a) Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
c) Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
d) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử”.
3. Hậu quả của việc vắng mặt bị cáo tại phiên tòa
- Trường hợp bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng như do không nhận được giấy triệu tập cua Tòa án, vì ốm đau, vì thiên tai không đến được phiên tòa thì phải hoãn phiên tòa.
- Tòa án quyết định tạm đình chi vụ án trong các trường hợp:
Bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác như ung thư, lao phổi, đột quỵ... thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chi vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. Việc khẳng định bị cáo bị bệnh tâm thần hay bệnh hiểm nghèo khác cũng như kết luận bị cáo đã khỏi bệnh hay chưa do Hội đồng giám định pháp y kết luận bằng văn bản.
Bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
- Điều luật quy định Tòa án chỉ có thể xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp sau đây:
Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả. Trong thời hạn 1 tháng kể từ khi có lệnh truy nã mà không bắt được bị cáo thì Tòa án phục hồi tố tụng và tổ chức phiên tòa xét xử vắng mặt bị cáo;
Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa. Không phải mọi trường hợp bị cáo đang ở nước ngoài Tòa án đều có thể xét xử vắng mặt. Để Tòa án có thề xét xử vắng mặt bị cáo, ngoài điều kiện bị cáo đang ờ nước ngoài, phải thêm một điều kiện đủ nữa là Tòa án không thể triệu tập bị cáo đến phiên tòa được. Thông thường Tòa án không thể triệu tập bị cáo đến phiên tòa trong những trường hợp bị cáo đang ở một quốc gia mà Việt Nam chưa có hiệp định tương trợ tư pháp, bị cáo ở nước ngoài nhằm trốn tránh việc trừng phạt theo pháp luật Việt Nam, không rõ địa chi bị cáo ở nước ngoài...;
Nếu sự vắng mặt của bị cáo không trờ ngại cho việc xét xừ và họ đã được giao giây triệu tập hợp lệ. Thông thường Tòa án xét xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp phạm tội đơn giản, rõ ràng, ít nghiêm trọng, chế tài quy định đôi với tội phạm đó ít nghiêm khắc, bị cáo tại ngoại và nhận tội. Đây là những trường hợp bị cáo yêu cầu xét xử vắng mặt bị cáo.
4. Xét xử vắng mặt bị cáo theo quy định của bộ luật Tố tụng hình sự
Điều 290 khoản 2 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định :
Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:
a) Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
c) Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
d) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.
Nghiên cứu nội dung điều luật, thấy rằng 04 trường hợp được xét xử vắng mặt bị cáo đều có điểm chung, đó là việc Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử và giao được Quyết định cho bị cáo; nhưng bị cáo không đến phiên tòa theo ngày giờ địa điểm xét xử theo quyết định xét xử; thực tiễn xét xử, xử lý như sau: hoãn phiên tòa lần thứ nhất, tiếp tục triệu tập hợp lệ lần thứ hai cùng kế hoạch áp giải bị cáo đến phiên tòa; nếu bị cáo không đến phiên tòa, thì giải quyết như sau:
Trường hợp thứ nhất: Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả: Khi có đủ tài liệu xác định Bị cáo trốn (áp giải không có kết quả), Hội đồng xét xử phải quyết định tạm đình chỉ xét xử và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
Trường hợp thứ hai: Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa: Luật định không thể triệu tập đến phiên tòa khác việc không thể triệu tập đến nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; do vậy khi có đủ tài liệu hợp pháp như: thông tin xuất nhập cảnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xác định sau khi bị cáo nhận Quyết định đưa vụ án ra xét xử, đã không còn ở Việt Nam; nếu không có tài liệu hợp pháp thì coi đây là trường hợp bỏ trốn và áp dụng điểm a khoản 2 Điều 290 BLTTHS để xét xử; Khi áp dụng quy định này phải thỏa mãn 2 điều kiện: Bị cáo không ở Việt Nam và Không thể triệu tập được bị cáo đến phiên tòa do không rõ địa chỉ- nước ngoài bị cáo sinh sống hoặc rõ địa chỉ nước ngoài nhưng không triệu tập được do chưa có hiệp định tương trợ tư pháp;
Trường hợp thứ ba: Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận; Trường hợp này cần có đơn đề nghị của bị cáo, có xác nhận hợp pháp, đồng thời sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử, nếu vắng mặt của bị cáo gây trở ngại cho việc xét xử thì phải áp giải bị cáo đến phiên tòa, hoặc ra Lệnh bắt tạm giam bị cáo để đảm bảo việc xét xử theo Luật định;
Trường hợp thứ tư : Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử. BLTTHS không giải thích từ ngữ lý do bất khả kháng. Qua tìm hiểu và nghiên cứu Điều 156 Bộ luật dân sự thấy rằng: lý do bất khả kháng, là lý do khách quan, ngoài ý muốn của bị cáo và bị cáo không dự đoán trước được, không thể tránh và khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép, như bị cáo không đến phiên tòa do tại thời điểm đó, xảy ra lũ lụt, cháy nổ, đột quỵ…Như vậy xác định lý do bất khả kháng rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa để áp dụng quy định xét xử vắng mặt, tránh việc lạm dụng để đẩy nhanh tiến độ giải quyết án tạo điều kiện cho bị cáo trốn tránh sự phán xét công khai tại Tòa án;
Bài viết trên là câu trả lời cho câu hỏi kết án tử hình vắng mặt là gì. Nếu có những câu hỏi hay thắc mắc cần được giải đáp liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ về vấn đề bạn đang gặp phải. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận