Hướng dẫn xuất hóa đơn trả hàng theo quy định Thông tư 78

Thông tư 78/2021/TT-BTC là Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của luật quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Trong đó, có quy định về xuất hóa đơn trả hàng theo thông tư 78. Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. Hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do cá nhân, tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Xuất Hóa đơn Trả Hàng Theo Thông Tư 78
Hướng dẫn xuất hóa đơn trả hàng theo quy định Thông tư 78

2. Đối tượng người mua trả lại hàng hóa

Điểm 2.8, Phụ lục 4, Thông tư 39/2014/TT-BTC đã quy định về việc lập và xuất hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với các trường hợp cụ thể sau:

2.1. Trường hợp 1: Nếu người mua hàng là cá nhân (Đối tượng không có hóa đơn)

  • Đối với trường hợp trả lại toàn bộ hàng hóa:
Trong trường hợp này, bên bán và bên mua phải lập biên bản chỉ rõ các thông tin sau: loại hàng hóa, đơn giá hàng theo giá không kèm thuế GTGT tiền thuế GTGT theo số hiệu nếu có, thời gian của hóa đơn bán hàng, nguyên nhân do không đúng quy cách hay chất lượng và sau đó bên bán sẽ thu hồi hóa đơn vừa thực hiện.
  • Đối với trường hợp trả lại một phần hàng hóa:
Trong trường hợp này, người bán lập biên bản thu hồi hóa đơn ban đầu và nhận lấy chỗ hàng hóa bị trả lại. Sau đó, người bán sẽ xuất một hóa đơn mới tương ứng cho phần hàng còn lại mà người mua đồng ý mua.

2.2. Trường hợp 2: Nếu người mua là tổ chức, doanh nghiệp (bên mua hàng là đối tượng có thể xuất hóa đơn)

Trong trường hợp này, bên bán và bên mua phải lập biên bản trả hàng có chỉ rõ các thông tin sau: số lượng hàng hóa, giá trị hàng trả lại và người mua phải viết hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ số lượng, đơn giá, thành tiền và lý do trả hàng.

3. Xuất hóa đơn trả hàng theo thông tư 78

3.1. Cách xuất hóa đơn trả hàng khác kỳ với hóa đơn mua hàng

Trong trường hợp này:
  • Đầu tiên, kế toán doanh nghiệp phải điền đầy đủ những mục có trên hóa đơn xuất trả hàng, nhất là bảng kê khai hàng hóa trả lại, ví dụ như: STT, tên, đơn vị, số lượng, thành tiền, thuế GTGT, tổng tiền hàng,…
  • Sau đó, doanh nghiệp kê khai âm nếu chỉ phát sinh duy nhất 1 hóa đơn trả hàng trong kỳ. Tức là kế toán phải kê khai vào kỳ hiện tại đồng thời kết hợp điều chỉnh giảm số tiền doanh số và thuế giá trị gia tăng. Còn nếu trong kỳ doanh nghiệp phát sinh hơn nhiều 1 hóa đơn khác (Hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra) thì kế toán phải khấu trừ số giá trị doanh số và thuế giá trị gia tăng của hóa đơn trả hàng đó.

3.2 Cách xuất hóa đơn trả hàng cùng kỳ với hóa đơn mua hàng

Trong trường hợp này:
  • Đầu tiên, bên mua cũng cần phải điền đầy đủ nội dung có trên hóa đơn, nhất là bảng kê khai hàng hóa trả lại với đầy đủ các mục như: STT, tên, đơn vị, số lượng, thành tiền, đơn giá, giá trị thuế GTGT, Tổng tiền thanh toán,…
  • Sau đó, hai bên bán và mua sẽ phải tiến hành kê khai như sau:
    • Bên mua (bên trả lại hàng hóa) sẽ:
+ Kê khai trên hóa đơn 001 ở chỉ tiêu 32 và 33 như hóa đơn đầu vào bình thường.
+ Trên hóa đơn 002, bên mua sẽ kê khai âm hoặc khấu trừ giá trị và tiền thuế của hàng hóa.
    • Bên bán (bên bị trả hàng hóa) sẽ:
+ Kê khai trên hóa đơn 001 ở chỉ tiêu 32 và 33 như hóa đơn đầu vào bình thường.
+ Trên hóa đơn 002, bên mua sẽ kê khai âm hoặc khấu trừ giá trị và tiền thuế của hàng hóa.
Thực tế, hai bên bán và mua có thể kê khai hoặc bỏ qua trên hóa đơn 002. Bởi hai hóa đơn 001 và 002 đã khấu trừ cho nhau.

3.3 Cách kê khai thuế đối với hàng hóa bị trả lại

Tại kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn trả lại hàng hoặc hóa đơn phát sinh điều chỉnh, dựa vào hóa đơn trả lại hoặc hóa đơn điều chỉnh, doanh số bán và thuế GTGT đầu ra được bên bán tiến hành kê khai điều chỉnh, doanh số mua và thuế GTGT đầu vào được bên mua tiến hành kê khai điều chỉnh như sau:
  • Bên bán (bên bị trả): trừ vào các chỉ tiêu hàng hóa dịch vụ bán ra theo mức thuế suất tại các chỉ tiêu [29] đến [33] tương đương với giá trị của hóa đơn trả lại.
  • Bên mua (bên trả lại hàng): trừ vào các chỉ tiêu mua vào tại các chỉ tiêu [23] đến [25] tương đương với giá trị của hóa đơn trả lại.
Quý bạn đọc có thể tham khảo các bài viết liên quan: Xuất hóa đơn chiết khấu; Xử phạt vi phạm khi xuất hóa đơn sai thời điểm
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về xuất hóa đơn trả hàng theo thông tư 78, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình thực thi pháp luật trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo