Hướng dẫn viết công văn thay đổi tên công ty gửi bhxh

Doanh nghiệp công ty là đơn vị bắt buộc phải có tên gọi và tên gọi này được đăng ký với cơ quan có thảm quyền theo quy định ủa pháp luật. Mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ sử dụng tên gọi này theo tư cách pháp lý. Trong hoạt đông tham gia bảo hiểm xã hội cũng vậy, tên công ty là vô cùng quan trọng. Khi thay đổi tên công ty gửi BHXH sẽ phải trải qua các thủ tục pháp lý phức tạp. Để giúp bạn hiểu hơn vấn đề này công ty luật ACC chúng tôi xin giới thiệu bài viết về Hướng dẫn viết công văn thay đổi tên công ty gửi bhxh.

1. Thủ tục thay đổi tên công ty với bảo hiểm xã hội

Khi đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp phải kê khai chính xác, đầy đủ những thông tin liên quan đến doanh nghiệp mình như tên, địa chỉ, mã số thuế, loại hình đơn vị…

Khi có bất cứ thay đổi nào, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Khi đó, theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, doanh nghiệp lập Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS) kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên mới nộp tới cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đã tham gia.

Lưu ý: Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ I-VAN để thực hiện thủ tục này.

2. Mẫu: TK3-TS(Ban hành kèm theo QĐ số: 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015của BHXH Việt Nam) 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc 

TỜ KHAI CUNG CẤP VÀ THAY ĐỔI

THÔNG TIN ĐƠN VỊ THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ

Kính gửi: ..............................................................................

                                   Số định danh: ................................

[01]. Tên đơn vị bằng tiếng Việt: .....................………………..………………………….

[02]. Tên đơn vị bằng tiếng Anh (nếu có): ..........................................................................

[03]. Mã số thuế: .................................................................................................................

[04]. Địa chỉ trụ sở................................................................................................................

[05].  Loại hình đơn vị: …………………………………………………………………...

[06]. Số điện thoại...................................... [07]. Địa chỉ email...........................................

[08]. Số Quyết định thành lập/Giấy phép đăng ký kinh doanh:

[08.1]. Số: …………………….; [08.2]. Nơi cấp: ………………………………………..

[09]. Số tài khoản: ………………………………………………………………….….….

[09.1]. Ngân hàng: ………………………………………………………………….….….

[09.2]. Chi nhánh, phòng giao dịch: ………………………………………………………

[10]. Thông tin về người đại diện theo pháp luật của đơn vị:

[10.1]. Họ và tên...................................................................................................................

[10.2]. Ngày tháng năm sinh ............................ [10.3]. Giới tính .......................................

[10.4]. Quốc tịch ........................................ [10.5]. Số CMT/hộ chiếu ...............................

[11]. Phương thức đóng khác: [11.1]. Hằng quý.          [11.2]. 6 tháng một lần

[12]. Nội dung thay đổi, yêu cầu: …………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………..

[13]. Tài liệu kèm theo: …………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

    .........., ngày ...... tháng ..... năm ..........Thủ trưởng đơn vị(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn viết

  • Tên đơn vị: Ghi đầy đủ tên đơn vị đã đăng ký trước đó với Bảo hiểm Xã hội (tên cũ)
  • Mã số đơn vị: Ghi dãy mã số do Bảo hiểm Xã hội cấp cho doanh nghiệp. Trường hợp chưa được cấp hoặc không nhớ thì để trống. Khi đến nộp trực tiếp, Cơ quan Bảo hiểm Xã hội sẽ hỗ trợ phần này. 
  • Mã số thuế: Ghi đúng và đầy đủ mã số thuế của đơn vị. Khi đăng ký kinh doanh, mã số này sẽ được nhà nước cấp cho doanh nghiệp.
  • Địa chỉ đăng ký kinh doanh: Ghi rõ địa chỉ đã đăng ký trên Quyết định thành lập và Giấy phép kinh doanh.
  • Loại hình đơn vị: Ghi rõ loại hình đang hoạt động của công ty. Các loại hình được liệt kê dưới đây:Văn phòng đại diện, tổ chức quốc tếCơ quan hành chính, Đảng, ĐoànHợp tác xãTổ hợp tácHộ kinh doanh cá thểCá nhân có sử dụng lao độngSự nghiệp công lậpSự nghiệp ngoài công lậpDoanh nghiệp nhà nướcDoanh nghiệp ngoài nhà nướcDoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
  • Số điện thoại: Ghi số điện thoại liên hệ của đơn vị.
  • Quyết định thành lập/Giấy phép kinh doanh: Ghi rõ ở phần số quyết định, tên đơn vị cấp quyết định cho doanh nghiệp
  • Phương thức đóng khác: Ở phần này, nếu doanh nghiệp chọn phương thức đóng bảo hiểm 3 tháng 1 lần thì đánh dấu x vào ô đầu tiên. Nếu chọn 6 tháng đóng 1 lần thì thì đánh vào ô thứ 2. Tuy nhiên chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác trong lĩnh vực đặc thù.
  • Nội dung thay đổi, yêu cầu: Ghi tên thay đổi tên đơn vị thành “Tên mới”
  • Hồ sơ kèm theo: Ghi Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên mới

4. Một số câu hỏi liên quan

4.1 Vì sao cần thay đổi hồ sơ Bảo hiểm Xã hội khi đổi tên công ty?

Hiển nhiên khi tên đã thay đổi, các giấy tờ liên quan đến công ty cũng cần được thay thế dưới cái tên mới. Điều này giúp đơn vị Bảo hiểm có khả năng hợp nhất hồ sơ, dễ dàng tra cứu.

Trường hợp doanh nghiệp không thông báo đến đơn vị bảo hiểm để tiến hành thủ tục thay đổi. Dữ liệu về Bảo hiểm Xã hội của doanh nghiệp có thể bị mất hoặc bị xáo trộn khi có nhu cầu trích xuất. Do đó, khi có bất cứ thay đổi nào, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với Cơ quan Bảo hiểm để thay đổi hồ sơ.

4.2 Tại sao khi công ty đổi tên cần thông báo với cơ quan bảo hiểm xã hội?

Khi có bất cứ thay đổi nào, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Khi đó, theo Điều 23 Quyết định số 595/QĐ-BHXH, doanh nghiệp có trách nhiệm phải lập Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS) kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên mới nộp tới cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đã tham gia

4.3 Bảo hiểm xã hội là gì?

Hiện nay, các nội dung liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) được quy định trong Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn. Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau:

  1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

4.4 Các chế độ bảo hiểm xã hội gồm những gì?

Điều 4 Luật BHXH năm 2014 đã liệt kê cụ thể các chế độ thuộc phạm vi mà bảo hiểm xã hội phụ trách gồm:

  1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
  2. a) Ốm đau;
  3. b) Thai sản;
  4. c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  5. d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

  1. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
  2. a) Hưu trí;
  3. b) Tử tuất.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Hướng dẫn viết công văn thay đổi tên công ty gửi bhxh. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo