Bài viết dưới đây của ACC sẽ gửi đến bạn đọc những văn bản hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và tổng hợp Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính. Mời bạn đọc theo dõi.
Hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
1. Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính
Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành đang áp dụng được ban hành năm 2012, sau đó được sửa đổi, bổ sung tại Luật Hải quan 2014, Luật Thủy sản 2017 và Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.
Để tiện theo dõi, quý khách hàng có thể xem toàn văn Văn bản hợp nhất 31/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính do Văn phòng Quốc hội ban hành.
Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành có 139 điều (đã bị bãi bỏ 3 điều so với thời điểm mới ban hành) và được chia thành 6 phần:
- Phần thứ nhất: Những quy định chung
- Phần thứ hai: Xử phạt vi phạm hành chính
- Phần thứ ba: Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
- Phần thứ tư: Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
- Phần thứ năm: Quy định đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính
- Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành
2. Tổng hợp Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính
- Nghị quyết 24/2012/QH13 ngày 20/6/2012 thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính do Quốc hội ban hành
- Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Thông tư 149/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Nghị định 20/2016/NĐ-CP ngày 30/3/2016 quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
- Nghị định 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- Nghị định 65/2020/NĐ-CP ngày 10/6/2020 quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh
- Nghị định 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 hướng dẫn Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy
- Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính
- Nghị định 120/2021/NĐ-CP ngày 24/12/2021 quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Nghị định 135/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính
- Nghị định 138/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
- Nghị định 142/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định về hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
- Nghị định 140/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc
3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Hiện hành, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
(1) Cảnh cáo;
(2) Phạt tiền;
(3) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
(4) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
(5) Trục xuất.
Hình thức xử phạt (1) và (2) chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt còn lại có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
Trên đây là những thông tin ACC muốn chia sẻ đến độc giả về hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết hay cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận