Ngày 28/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/02/2022 đến 31/12/2022. Bài viết dưới đây của ACC sẽ hướng dẫn lập dự toán theo nghị định 15/2022/NĐ-CP
Hướng dẫn lập dự toán theo nghị định 15/2022/NĐ-CP
1. Dự toán là gì?
Dự toán (Estimate) được định nghĩa là việc dự tính các số liệu liên quan đến công việc trong thời gian sắp tới. Bản chất của dự toán là cần phải đưa ra các con số dự báo trước thông qua việc tính toán tổng thể các hạng mục nhằm chuẩn bị một kế hoạch thật chu đáo trước khi bắt tay vào thực hiện công việc.
Xem thêm: Điều 3 Nghị định 15/2022/NĐ-CP
2. Hướng dẫn lập dự toán theo nghị định 15/2022/NĐ-CP
2.1. Phương án 1 lập dự toán theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP
Bạn đọc lập dự toán theo nghị định 15/2022/NĐ-CP như sau:
Bước 1: cài đặt mức thuế 8% trong “Hệ số điều chỉnh”
Bước 2: chuột phải vào nền bảng TH dự toán hạng mục và chọn “Tách vật liệu VAT 10% (không được giảm theo NĐ 15/2022/NĐ-CP)”
Bước 3: chọn các vật liệu không được giảm thuế ở cửa sổ hiện ra tiếp theo
Kết quả: chúng ta sẽ thấy chi phí vật liệu được tách làm 2 và mục thuế giá trị gia tăng đã tính 2 mức thuế riêng cho từng loại vật liệu
Để điều chỉnh danh sách vật liệu không được giảm thuế: thực hiện lại thao tác ở bước 2 hoặc ở bảng Vật liệu bạn bấm chuột phải và chọn “Sửa danh sách vật liệu VAT 10% (không được giảm theo NĐ 15/2022/NĐ-CP)”.
Lưu ý:trường hợp bạn lập dự toán theo nghị định 15/2022/NĐ-CP mà không sử dụng phương pháp “Tính đơn giá trực tiếp” thì cần làm thêm 2 bước sau:
Bước 1: Tới bảng Công trình, bấm chuột phải chọn “Có vật liệu phụ” (các vật liệu sử dụng VAT 10% sẽ tính vào cột Vật liệu phụ)
Bước 2: Bôi đen tất cả công tác ở bảng Công trình bằng phím tắt Ctrl+A và bấm “Tính đơn giá từ định mức”
2.2. Phương án 2 xử lý chênh VAT vật liệu 10% và 8% ở bảng vật liệu
CÁCH 1: DÙNG HỆ SỐ VẬT LIỆU
*Hệ số được xác định bằng tỷ lệ giữa hệ số sau VAT của 10% và 8% tức là HS=1,1/1,08 =1,01852
*Thao tác:
Bước 1: Tại bảng Vật liệu, dưới bảng tích vào dòng Giá TBxHS.
Bước 2: Nhập hệ số 1,01852 vào cột Hệ số giá TB cho những vật liệu chính không được giảm thuế (những vật liệu chịu 10% VAT). Những vật liệu chịu 8% VAT để nguyên hệ số là 1 như mặc định.
CÁCH 2: NHẬP GIÁ TRỊ SAU THUẾ CHO CÁC VẬT LIỆU CHÍNH CHỊU 10% VAT
Bước 1: Tại bảng Vật liệu, kích chuột phải vào nền bảng chọn dòng: Có giá thông báo sau thuế
Bước 2: Chỉ nhập giá vật liệu sau thuế vào ô “Giá thông báo sau thuế” cho các vật liệu chính không được giảm thuế (chịu 10% VAT)
Các vật liệu còn lại chịu 8% VAT nếu đã có sẵn giá để nguyên theo mặc định, nếu để trống hoặc muốn thay đổi giá thì nhập giá trước thuế ô “Giá thông báo”
* Lưu ý quan trọng:
– Nếu tỉnh ban hành bảng Giá thông báo VL sau thuế (nghĩa là đã tính sẵn 8% và 10% cho từng loại vật liệu) khách hàng chỉ việc lắp giá TB như bình thường, vì khi cập nhật sẵn giá, Dự toán F1 đã chia sẵn từng loại thuế cho từng loại vật liệu
– Nếu tỉnh ban hành bảng Giá thông báo VL trước thuế, khách hàng lấy giá trước thuế của các vật liệu chính không được giảm thuế (chịu VAT 10%), nhân với hệ số 1,1 ra giá trị sau VAT rồi nhập giá trị này vào cột “Giá thông báo sau thuế” như hướng dẫn
Bước 3: Bảng TH dự toán hạng mục chỉ cần để như mặc định sẵn của Dự toán F1 đã có VAT=8% là được. Không cần thao tác điều chỉnh gì thêm
Xem thêm: Điều 1 nghị định 15/2022/NĐ-CP
3. So sánh ưu nhược điểm của 2 phương pháp
Phương pháp 1: Tách VL có VAT 8% và 10% ở bảng TH dự toán hạng mục
- Ưu: Số liệu chính xác tuyệt đối, thao tác rất đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, tính linh động cao, người dùng có thể tự động điều chỉnh danh sách các vật liệu không thuộc giảm thuế (chịu 10%)
- Nhược: Vì VAT của chi phí XD gồm cả 8% và 10% (do VAT của chi phí VL chịu cả 8% và 10%) nên về mặt công thức không còn giống như theo TT11/2021/TT-BXD quy định GTGT=G*TGTGT, nhưng về giá trị tính toán thì ĐÚNG.
Phương pháp 2: Xử lý chênh chênh VAT 10% và 8% ở bảng VL
- Ưu: Đảm bảo bảng TH dự toán hạng mục đúng công thức GTGT=G*TGTGT với TGTGT =8%
- Nhược: Làm tăng thêm chi phí Trực tiếp và Gián tiếp ở bảng TH dự toán HM do chi phí VL ở bảng VL bị tăng do sự chênh lệch 10% và 8%.
Trên đây là hướng dẫn lập dự toán theo nghị định 15/2022/NĐ-CP. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.
Nội dung bài viết:
Bình luận