Hợp đồng xuất nhập khẩu là gì? Hướng dẫn các bước soạn thảo

Trong hoạt động xuất nhập khẩu thì các bên thường ký kết loại hợp đồng gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu. Vậy để tìm hiểu xem hợp đồng xuất nhập khẩu là gì, đặc điểm, nội dung chủ yếu của hợp đồng này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC.

1. Hợp đồng xuất nhập khẩu là gì?

Hợp đồng xuất nhập khẩu về bản chất là một hợp đồng mua bán quốc tế, là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.

Mẫu Hợp Đồng Nhập Khẩu Đầy Đủ. Thông Tin Quan Trọng Cho Người Mới

2. Đặc điểm của hợp đồng xuất nhập khẩu

So với hợp đồng mua bán trong nước thì hợp đồng xuất nhập khẩu có ba đặc điểm khác biệt như sau:

- Về chủ thể của hợp đồng, người mua, người bán có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau. Ở đây cần lưu ý rằng quốc tịch không phải là yếu tố để phân biệt: dù người mua và người bán có quốc tịch khác nhau nhưng nếu việc mua bán được thực hiện trên lãnh thổ của cùng một quốc gia thì hợp đồng mua bán cũng không mang tính chất quốc tế.

- Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên.

- Hàng hóa - đối tượng mua bán của hợp đồng được chuyển ra khỏi đất nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.

3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng xuất nhập khẩu

Tùy từng trường hợp cụ thể mà nội dung điều khoản của hợp đồng xuất nhập khẩu sẽ có những điểm riêng biệt khác nhau. Tuy nhiên, trong các hợp đồng xuất nhập khẩu đó cơ bản sẽ vẫn có một số nội dung chủ yếu như sau:

- Tên, số hợp đồng, ngày hợp đồng.

- Thông tin bên mua, bên bán.

- Thông tin hàng hóa (tên hàng, số lượng, đơn giá, trị giá, đơn vị tính, đơn vị tiền tệ...).

- Điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, thông tin bộ chứng từ xuất nhập khẩu, thời gian dự kiến giao hàng…

- Trách nhiệm các bên, thông tin ngân hàng, điều kiện bất khả kháng, điều kiện bảo hành (nếu có), điều khoản chung...

4. Các bước soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu

Dựa vào nội dung chủ yếu của các hợp đồng xuất nhập khẩu để suy ra các bước soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu như sau:

- Bước 1: Cần xác định tư cách chủ thể của các bên kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu.

Các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có quyền khi tham gia kí kết hợp đồng thương mại cần lưu ý đến một vấn đề vô cùng quan trọng đó là phải xác định quyền hợp pháp và tư cách chủ thể. Để làm được điều đó, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần có ít nhất các thông tin sau:

+ Đối với tổ chức, doanh nghiệp: cần có Tên, Trụ sở, Giấy phép thành lập và người đại diện. Các nội dung phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập và người đại diện. Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp. Các bên nên xuất trình, kiểm tra các văn bản, thông tin này trước khi đàm phán, ký kết để đàm bảo hợp đồng ký kết đúng thẩm quyền.

+ Đối với cá nhân: Cần có đầy đủ Tên, số chứng minh thư và địa chỉ thường trú. Nội dung này ghi chính xác theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, hộ khẩu và cũng nên kiểm tra trước khi ký kết.

- Bước 2: Tên gọi hợp đồng xuất nhập khẩu

Tên gọi của hợp đồng xuất nhập khẩu thường được sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên hàng hóa, dịch vụ.

- Bước 3: Căn cứ kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu

Khi kí kết hợp đồng, các bên cần đến văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản ủy quyền, nhu cầu và khả năng của các bạn để làm căn cứ kí kết hợp đồng. Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ kí kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh.

- Bước 4: Hàng hóa của hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật. Cần miêu tả rõ thông tin của loại hàng hóa đó như tên, kích thước, màu sắc, nguồn gốc xuất xứ, điều kiện bảo quản, khố lượng, số lượng, đơn vị tính...

5. Một số câu hỏi có liên quan

Hình thức của hợp đồng xuất nhập khẩu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại năm 2005 thì hợp đồng xuất nhập khẩu được thể hiện bằng hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Các điều khoản thông thường của hợp đồng xuất nhập khẩu?

Các điều khoản thông thường của một hợp đồng xuất nhập khẩu gồm có:

- Điều khoản về đối tượng.

- Điều khoản về thời gian, địa điểm giao nhận hàng hóa.

- Điều khoản về giá cả, phương thức thanh toán và thời điểm thanh toán.

- Điều khoản về kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao.

- Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng.

- Điều khoản chấm dứt hợp đồng.

- Điều khoản về giải quyết tranh chấp.

- Điều khoản về hiệu lực hợp đồng.

- Điều khoản phạt vi phạm.

Một số loại hợp đồng xuất nhập khẩu?

Một số loại hợp đồng xuất nhập khẩu như: hợp đồng xuất khẩu ba bên, hợp đồng xuất khẩu hai bên, hợp đồng nhập khẩu ba bên, hợp đồng nhập khẩu hai bên, hợp đồng nhập khẩu độc quyền...

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết giới thiệu về hợp đồng xuất nhập khẩu là gì. Nội dung bài viết có giới thiệu về khái niệm hợp đồng xuất nhập khẩu, đặc điểm và nội dung chủ yếu cũng như các bước soạn thảo của hợp đồng xuất nhập khẩu. Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý bạn đọc còn có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp hay có quan tâm đến các dịch vụ tư vấn do ACC cung cấp, vui lòng truy cập địa chỉ trang web sau đây: https://accgroup.vn/ để được tư vấn giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo