Mua bán hay sáp nhập doanh nghiệp là đều hướng tới mục đích giành được quyền kiểm soát một doanh nghiệp nào đó, hoạt động mua bán và sáp nhật không đơn thuần chỉ là góp vốn hay sở hữu cổ phần doanh nghiệp như hoạt động đầu tư thường thấy. Vậy hợp đồng mua bán sáp nhập doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
1. Mua bán sáp nhập (M&A) là gì?
Mua bán và sáp nhập (M&A) là thuật ngữ bao gồm 2 hoạt động là Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). Theo đó, mua bán sáp nhập là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hay mua lại 1 phần (số cổ phần) hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác.
2. Các hình thức mua bán sáp nhập
- Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp.
- Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần.
- Sáp nhập doanh nghiệp.
- Hợp nhất doanh nghiệp.
- Chia, tách doanh nghiệp.
3. Các loại hợp đồng mua bán sáp nhập
Hợp đồng mua bán doanh nghiệp
- Là sự thỏa thuận giữa các bên.
- Trong đó, bên bán có nghĩa vụ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp cho bên mua và nhận tiền. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán.
- Có thể bao gồm thỏa thuận về thừa kế nghĩa vụ, trách nhiệm từ các giao dịch dân sự giữa bên chuyển nhượng và bên thứ ba liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Về nội dung của hợp đồng bao gồm:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập.
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận bị sáp nhập.
- Thủ tục và điều kiện sáp nhập.
- Phương án sử dụng lao động.
- Cách thức, thủ tục, thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập.
- Thời hạn thực hiện sáp nhập.
Về hệ quả pháp lý của hợp đồng:
Sau khi ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp thành công và doanh nghiệp nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị mua lại, bị sáp nhập sẽ bị chấm dứt tồn tại theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp (LDN) năm 2020.
Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp
- Là một văn bản rất quan trọng trong hệ thống tài liệu chứng minh phần vốn góp của mỗi người trong doanh nghiệp nói riêng và trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp nói chung.
- Thành viên công ty hoặc cổ đông của công ty muốn mua, bán hoặc góp thêm vốn phải thông qua loại hợp đồng này.
Về nội dung của hợp đồng bao gồm:
- Tên công ty chuyển nhượng phần vốn góp.
- Thông tin của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
- Thông tin về phần vốn góp chuyển nhượng và giá chuyển nhượng phần vốn góp.
- Phương thức thanh toán.
- Chuyển giao quyền sở hữu.
Về hệ quả pháp lý của hợp đồng:
Tư cách thành viên của người chuyển nhượng phần vốn góp sẽ được chuyển giao cho cá nhân, tổ chức nhận chuyển nhượng. Vốn của công ty và tỷ lệ vốn của các thành viên trong công ty không thay đổi theo quy định tại Điều 52 LDN năm 2020.
Hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
- Là hợp đồng được xác lập khi các doanh nghiệp có nhu cầu sáp nhập với nhau.
- Trong đó, doanh nghiệp bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang doanh nghiệp nhận sáp nhập.
- Là văn bản có tính pháp lý cao nhằm ràng buộc quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các bên với nhau.
- Là cơ sở pháp lý hỗ trợ cho việc giải quyết tranh chấp trong quá trình hai bên thực hiện hợp đồng.
Về nội dung của hợp đồng bao gồm:
- Thông tin của các bên tham gia sáp nhập doanh nghiệp (bên nhận sáp nhập và bên bị sáp nhập).
- Thủ tục và điều kiện sáp nhập doanh nghiệp.
- Phương án sử dụng lao động
- Thời hạn, thủ tục chuyển đổi tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp.
- Thời hạn thực hiện hợp đồng.
- Điều khoản giải quyết tranh chấp.
- Cam kết của các bên.
- Hiệu lực của hợp đồng.
Về hệ quả pháp lý của hợp đồng:
- Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
- Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.
CSPL: Điểm c khoản 2 Điều 201 LDN năm 2020.
4. Trình tự, thủ tục mua bán sáp nhập
Mua bán doanh nghiệp
Việc mua bán doanh nghiệp chỉ đặt ra đối với doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại Điều 192 LDN năm 2020. Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân được phép bán doanh nghiệp của mình cho cá nhân khác và thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân như sau:
1. Người mua doanh nghiệp tư nhân phải nộp hồ sơ đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có chữ ký của người bán và người mua doanh nghiệp tư nhân.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người mua doanh nghiệp tư nhân.
- Hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc mua bán.
2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
CSPL: Điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Sáp nhập doanh nghiệp
1. Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.
2. Hợp đồng sáp nhập phải gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập.
- Thủ tục và điều kiện sáp nhập.
- Phương án sử dụng lao động.
- Cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập.
3. Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của LDN năm 2020.
4. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.
CSPL: Khoản 2 Điều 201 LDN năm 2020.
Nội dung bài viết:
Bình luận