Trong quá trình hợp tác kinh doanh, việc lập hợp đồng hợp tác liên doanh là yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên được thực hiện minh bạch và hiệu quả. Bài viết ACC sẽ giới thiệu mẫu hợp đồng hợp tác liên doanh với các điều khoản cơ bản và cần thiết, đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi của các bên trong hợp đồng để Quý bạn đọc có thể tham khảo khi soạn thảo.
Mẫu hợp đồng hợp tác liên doanh
1. Hợp đồng hợp tác liên doanh là gì?
Hợp đồng liên doanh là loại hợp đồng mà trong đó một bên hoặc nhiều bên là nhà đầu tư trong nước và một bên hoặc nhiều bên là nhà đầu tư nước ngoài tham gia ký kết hợp đồng sẽ thỏa thuận về việc hợp tác kinh doanh dưới hình thức là thành lập một công ty mới hoàn toàn do các bên đồng thời làm chủ sở hữu.
Ưu điểm của việc hình thành công ty thông qua việc ký kết hợp đồng hợp tác liên doanh chính là Công ty mới được thành lập sẽ được tách ra khỏi doanh nghiệp của các bên liên doanh thành lập và hoạt động một cách độc lập, riêng biệt; qua đó đảm bảo được sự minh bạch, rõ ràng trong hạch toán tài chính cũng như quản lý kinh doanh.
>>> Tìm hiểu thêm về: Phân biệt công ty liên doanh khác công ty liên kết
2. Hình thức hợp đồng hợp tác làm việc
Do đặc điểm nổi bật của hợp đồng hợp tác liên doanh là việc thành lập một pháp nhân kinh doanh mới và các bên tham gia hợp đồng đều với mục đích quan trọng nhất là lợi nhuận kinh tế, nên Bộ luật Dân sự 2015 đã có yêu cầu hợp đồng hợp tác phải được thành lập bằng văn bản. Ngoài ra, pháp luật dân sự hiện nay chưa có quy định về việc phải bắt buộc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng hợp tác liên doanh. Tuy nhiên, với mục đích của hợp đồng hợp tác là lợi nhuận và số vốn kinh doanh thường lớn nên để tránh các tranh chấp phát sinh sau này, hợp đồng hợp tác liên doanh cần được công khai và rõ ràng ngay từ khi bắt đầu ký kết hợp đồng.
Vì vậy, Công ty Luật ACC khuyến khích Quý khách hàng nên công chứng hoặc chứng thực tại các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ngay khi thực hiện ký kết hợp đồng.
>>> Tìm hiểu thêm về: Thủ tục thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
3. Mẫu hợp đồng hợp tác liên doanh
Mẫu hợp đồng hợp tác liên doanh
HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH
Số: ……../2021/HĐLD
Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
Căn cứ Luật Đầu tư số 61/2020/Qh14 ngày 17/06/2020;
Căn cứ nhu cầu và năng lực thực tế của các bên trong hợp đồng;
Hôm nay, ngày … tháng … năm 2021,tại: …, chúng tôi gồm có:
Bên A:
Tên tổ chức: ...
Địa chỉ trụ sở chính: ...
Mã số doanh nghiệp: ...
Điện thoại: ...
Tài khoản số: ...
Mở tại ngân hàng: ……
Người đại diện theo pháp luật là Ông (bà):…
Chức vụ: …
Năm sinh: …/ …/ …
Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu số …, ngày cấp …/ …/ …, nơi cấp: …
Địa chỉ thường trú: …
Địa chỉ liên lạc: …
Điện thoại: …
Email: …
Giấy ủy quyền số: … (nếu có)
Viết ngày …
Do …… Chức vụ …… ký.
Bên B:
Tên tổ chức: ...
Địa chỉ trụ sở chính: ...
Mã số doanh nghiệp: ...
Điện thoại: ...
Tài khoản số: ...
Mở tại ngân hàng: ……
Người đại diện theo pháp luật là Ông (bà):…
Chức vụ: …
Năm sinh: …/ …/ …
Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu số …, ngày cấp …/ …/ …, nơi cấp: …
Địa chỉ thường trú: …
Địa chỉ liên lạc: …
Điện thoại: …
Email: …
Giấy ủy quyền số: … (nếu có)
Viết ngày …
Do …… Chức vụ …… ký.
Các bên thống nhất lập hợp đồng liên doanh với nội dung như sau:
Điều 1: Thành lập doanh nghiệp liên doanh
- Tên doanh nghiệp liên doanh ...
- Địa chỉ dự kiến đóng tại ...
- Các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:...
Điều 2: Tổng vốn đầu tư và vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh
- Tổng vốn đầu tư cho doanh nghiệp liên doanh dự kiến khoảng ...
Bao gồm các nguồn:...
- Vốn pháp định là: ...
- Tỷ lệ góp vốn của các bên vào vốn pháp định: ...
- Bên A là ... bằng các hình thức sau ....
- Bên B là … bằng các hình thức sau ...
- Kế hoạch và tiến độ góp vốn.
- Quý 1 năm … sẽ góp là ...
Trong đó:
+ Bên A góp: ...
+ Bên B góp: ...
- Quý 2 năm ... sẽ góp là …
Trong đó:
+ Bên A góp: ...
+ Bên B góp: ...
- Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn đầu tư.
- Điều kiện: ...
- Thủ tục: ...
Điều 3: Danh mục, số lượng, chất lượng thiết bị, vật tư chủ yếu cần cho hoạt động kinh doanh và nguồn cung cấp
Bảng chiết tính thiết bị, vật tư của XNLD
Số TT |
Danh mục |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Chất lượng |
Nguồn cung cấp |
|
|
|
|
|
Điều 4: Quy cách, số lượng, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ
- Quy cách: ...
- Số lượng: ...
- Chất lượng: ...
Lưu ý: Nếu là cơ sở dịch vụ ghi rõ số tiền dự kiến sẽ thu được trong tháng, quý, hoặc năm.
Điều 5: Thời hạn hoạt động của XNLD, những trường hợp cần kết thúc hoạt động và giải thể XNLD
- XNLD ….. đăng ký thời gian hoạt động là …. Năm. Nếu có điều kiện thuận lợi xin kéo dài thêm … năm.
- XNLD … sẽ kết thúc trước thời hạn và giải thể XNLD trong những trường hợp sau đây:
- Gặp rủi ro (cháy, nổ, bão, lụt) hủy hoại từ 80% trở lên tổng tài sản của XNLD.
- Bị vỡ nợ, không còn khả năng thanh toán.
- Thua lỗ liên tiếp 2 năm liền.
- Bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động.
Điều 6: Công tác tài chính và kế toán của xí nghiệp liên doanh
- Các nguyên tắc tài chính cần áp dụng gồm:
...
- Công tác kế toán
- Hệ thống kế toán: ...
- Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định: … %/năm
- Tỷ lệ trích lập các quỹ của xí nghiệp:
+ Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất: … % lợi nhuận
+ Quỹ khen thưởng: … % lợi nhuận
+ Quỹ phúc lợi: …. % lợi nhuận
- Tỉ lệ trên được thay đổi bởi: ...
- Cách thức bảo hiểm tài sản của XNLD:
+ Lập hợp đồng bảo hiểm với chi nhánh Bảo Việt ….
+ Các biện pháp khác: …
- Công tác kiểm tra kế toán.
- Chế độ kiểm tra sổ sách kế toán trong XNLD
- Chế độ giám sát của Kế toán trưởng.
- Chấp hành sự kiểm tra của cơ quan tài chính có thẩm quyền.
- Chấp hành sự kiểm tra của Ngân hàng về sử dụng vốn vay.v.v…
Điều 7: Tổ chức và cơ chế quản lý XNLD
- Số lượng và thành phần hội đồng quản trị
……………………………………………………………………………………
- Nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và chủ tịch, các phó chủ tịch Hội đồng quản trị.
……………………………………………………………………………………
- Cách thức bầu (hoặc chỉ định hay thuê) giám đốc và các phó giám đốc XNLD:
……………………………………………………………………………………
- Nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm kỳ của giám đốc, các phó giám đốc.
……………………………………………………………………………………
- Những trường hợp cần bãi chức giám đốc, phó giám đốc trước thời hạn.
……………………………………………………………………………………
Điều 8: Tỉ lệ phân chia lãi, lỗ và rủi ro cho các bên liên doanh
Căn cứ vào tỉ lệ góp vốn các bên thỏa thuận phân chia lãi, lỗ và rủi ro như sau:
Bên A: ……… % vì đã góp ……… % vốn.
Bên B: ……… % vì đã góp …….. % vốn.
Điều 9: Quan hệ lao động trong XNLD
Các nguyên tắc tuyển lao động:
- Lập hợp đồng lao động theo 3 hình thức: dài hạn (5 năm), ngắn hạn (6 tháng – 12 tháng) và theo vụ việc.
- Qua thử tay nghề và kiểm tra bằng cấp được đào tạo …
- Áp dụng chế độ bảo hộ lao động.
……………………………………………………………………………………
- Thời gian làm việc và nghỉ ngơi
……………………………………………………………………………………
- Các hình thức trả lương cần áp dụng
- Lương khoán sản phẩm:
……………………………………………………………………………………
- Lương cấp bậc:
……………………………………………………………………………………
- Hoạt động của công đoàn:
……………………………………………………………………………………
- Chế độ bảo hiểm cho người lao động.
- Ốm đau
- Già yếu
- Tai nạn
- Thai sản
………..
Điều 10: Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân.
- Đưa đi đào tạo (Tiêu chuẩn/số lượng) :……
- Bố trí đi bồi dưỡng ngắn hạn: Số lượng ……
- Kế hoạch mời chuyên gia trong nước và nước ngoài đến xí nghiệp phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm.
- Kế hoạch bồi dưỡng và thi tay nghề nâng cấp bậc kỹ thuật của đội ngũ công nhân.
Điều 11: Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng
- Trách nhiệm Bên A (xác định các nghĩa vụ vật chất).
- Trách nhiệm Bên B
- Trách nhiệm Bên C
Điều 12: Thủ tục giải quyết các tranh chấp trong hợp đồng liên doanh
Tranh chấp giữa các Bên có liên quan, hoặc phát sinh từ Hợp đồng trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải. Trong trường hợp các Bên tranh chấp vẫn không thoả thuận được với nhau thì vụ tranh chấp sẽ được đưa ra............................................. (ghi rõ tên và địa chỉ Toà án hoặc tổ chức trọng tài).
Quyết định của..............................(tổ chức trên) là chung thẩm và các Bên phải tuân theo.
Điều 13: Các thỏa thuận khác (nếu cần)
……………………………………………………………………………………
Điều 14: Hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ………………...đến ngày …………….….
Các bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý sau khi hợp đồng hết hiệu lực … ngày. Chủ tịch hội đồng quản trị có trách nhiệm tổ chức và thông báo thời gian, địa điểm triệu tập cuộc họp thanh lý.
ĐẠI DIỆN BÊN A Chức vụ (Ký tên, đóng dấu) |
ĐẠI DIỆN BÊN B Chức vụ (Ký tên, đóng dấu) |
>>> Xem thêm về: Công ty liên doanh quốc tế là gì?
4. Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng hợp tác liên doanh là gì?
Trả lời: Hợp đồng hợp tác liên doanh là văn bản thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên về việc cùng góp vốn, tài sản, và nguồn lực để thực hiện hoạt động kinh doanh chung.
Những nội dung chính của hợp đồng hợp tác liên doanh gồm những gì?
Trả lời: Nội dung chính gồm: thông tin các bên, mục đích hợp tác, tỷ lệ góp vốn, quyền và nghĩa vụ của các bên, phương thức phân chia lợi nhuận, và điều kiện chấm dứt hợp đồng.
Hợp đồng hợp tác liên doanh có cần công chứng không?
Thường không bắt buộc phải công chứng, nhưng việc công chứng có thể cần thiết để đảm bảo tính pháp lý vững chắc hơn.
Việc soạn thảo mẫu hợp đồng hợp tác liên doanh cần được thực hiện cẩn thận để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền lợi của các bên. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC qua số hotline 1900.3330 để được hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận