Khái niệm hoạt động ngân hàng là gì? - Luật ACC

Hiện nay bạn đọc có thể bắt gặp khái niệm hoạt động ngân hàng. Vậy Khái niệm hoạt động ngân hàng là gì? Về vấn đề này, ACC xin đưa ra bài viết Khái niệm hoạt động ngân hàng là gì? - Luật ACC để bạn đọc tham khảo qua bài viết sau:

2720 Banking Structure

Khái niệm hoạt động ngân hàng là gì? - Luật ACC

1. Khái niệm hoạt động ngân hàng là gì?

Theo quy định tại Điều 4 của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản

Hoạt động nhận tiền: Theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì hoạt động nhận tiền gửi được hiểu là hoạt động nhận tiền của các chủ thể (tổ chức, cá nhân) dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

Hoạt động nhận tiền gửi được thực hiện diễn ra liên tục, sôi nôri và thường xuyên nhất tại các ngân hàng, việc nhận tiền gửi là một trong những hoạt động giúp cho ngân hàng huy động được nguồn tiền, nguồn vốn để duy trì hoạt động khác của ngân hàng.

Hoạt động cấp tín dụng: Theo khoản 14 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì hoạt động cấp tín dụng là hoạt động thực hiện thỏa thuận để các chủ thể (tổ chức, cá nhân) sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Đây là hoạt động chủ yếu của các ngân hàng, việc cấp tín dụng cho tổ chức hay một cá nhân được phép sử dụng được hiểu như một giao kết qua lại giữa các bên khách hàng và ngân hàng đó

Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: Căn cứ theo khoản 15 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản có thể được hiểu là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

 

Xem thêm: Các hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam 2022

 

2. Quy định về các trường hợp ngân hàng không được cấp tín dụng

- Ngân hàng không được cấp tín dụng đối với những tổ chức, cá nhân sau đây:

+ Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của Ngân hàng, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn. (Điểm a Khoản 1 Điều 126 Luật Các TCTD).

+ Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương. (Điểm b Khoản 1 Điều 126 Luật Các TCTD).

+ Ngoại lệ: Trường hợp này không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân và trường hợp cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân. (Khoản 2 Điều 126 Luật Các TCTD).

- Ngân hàng không được cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. Ngân hàng không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. (Khoản 3 Điều 126 Luật Các TCTD).

+ Ngân hàng không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát. (Khoản 4 Điều 126 Luật Các TCTD)

+ Ngân hàng không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng. (Khoản 5 Điều 126 Luật Các TCTD)

+ Ngân hàng không được cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng. (Khoản 6 Điều 126 Luật Các TCTD)

3. Câu hỏi thường gặp

1. Cho vay có phải là hoạt động ngân hàng hay không?

Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì hoạt động cho vay không được định nghĩa là hoạt động ngân hàng nữa, hoạt động ngân hàng bao gồm nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

2. Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Hoạt động ngân hàng không?

Với nhiều năm kinh nghiệm và hỗ trợ thành công rất nhiều khách hàng, Công ty Luật ACC tự hào dịch vụ tư vấn liên quan vấn đề Hoạt động ngân hàng với dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí.

3. Chi phí dịch vụ tư vấn về Hoạt động ngân hàng của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Điều này sẽ được quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

 

Xem thêm: Ngân hàng thương mại và quy định về ngân hàng thương mại

 

Việc tìm hiểu về Hoạt động ngân hàng sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề khác xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên. 

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Khái niệm hoạt động ngân hàng là gì? - Luật ACC gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo