Thuế thu nhập doanh nghiệp là một khoản thuế mà các tổ chức kinh tế phải đóng cho Nhà nước sau khi đi vào hoạt động và có thu nhập chịu thuế, nhằm đảm bảo sự công bằng, hợp lý giữa các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Nhưng, Điều kiện và thủ tục hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào? Bài viết dưới đây của ACC hi vọng sẽ đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Điều kiện và thủ tục hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp
I. Thế nào là thuế thu nhập doanh nghiệp?
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật chưa có một khái niệm cụ thể nào về thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưng căn cứ vào các văn bản pháp luật như Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành về luật thuế thu nhập doanh nghiệp ta có thể rút ra được như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, được thu dựa vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của doanh nghiệp.
II. Phương thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC (khoản 2 Điều này được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định về xác định thu nhập phải tính thuế cụ thể như sau:
1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được liên kết chuyển theo quy định)
2. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu - Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng.
Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 22% (từ ngày 01/01/2016 áp dụng mức thuế suất 20%), không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ phần thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua được áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC).
Doanh nghiệp trong kỳ tính thuế có các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) nếu bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu nhập khác quy định tại Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC), sau khi bù trừ vẫn còn lỗ thì tiếp tục được chuyển sang các năm tiếp theo trong thời hạn chuyển lỗ theo quy định.
Đối với số lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) của các năm 2013 trở về trước còn trong thời hạn chuyển lỗ thì doanh nghiệp phải chuyển vào thu nhập của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư, nếu chuyển không hết thì được chuyển lỗ vào thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu nhập khác) từ năm 2014 trở đi.
Trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục giải thể doanh nghiệp, sau khi có quyết định giải thể nếu có chuyển nhượng bất động sản là tài sản cố định của doanh nghiệp thì thu nhập (lãi) từ chuyển nhượng bất động sản (nếu có) được bù trừ với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả số lỗ của các năm trước được chuyển sang theo quy định) vào kỳ tính thuế phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
III. Điều kiện hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 33, Thông tư 156/2013 quy định, thì thuế thu nhập doanh nghiệp được coi là nộp thừa khi:
- Người nộp thuế có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp đối với từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế trong thời hạn 10 năm tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quyết toán năm, nên doanh nghiệp chỉ được xác định số thuế nộp thừa khi có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo quyết toán thuế.
IV. Cách giải quyết khi nộp thừa thuế thu nhập doanh nghiệp
Trường hợp người nộp thuế vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp, tiền thuế phát sinh, tiền phạt thì người nộp thuế phải ghi rõ trên chứng từ nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo thứ tự thanh toán các khoản thuế nợ là: Tiền thuế nợ; Tiền thuế truy thu; Tiền chậm nộp; Tiền thuế phát sinh; Tiền phạt.
- Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước.
- Tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thừa được hoàn thuế trong những trường hợp cụ thể như:
+ Nếu quá 06 tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo.
+ Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa sau khi thực hiện bù trừ theo quy định trên mà vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp.
-
Hồ sơ hoàn thuế gồm: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.
V. Chi phí nào được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được trừ các khoản chi phí mà đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Khoản chi đã có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp.
- Khoản chi có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế VAT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Không thuộc các khoản không được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: Tiền phạt do vi phạm hành chính; khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; chi tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; chi phí trả lãi vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu,…
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Điều kiện và thủ tục hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Điều kiện và thủ tục hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các thông tin bên dưới đây:
-
- Hotline: 19003330
- Gmail: [email protected]
-
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận