Hồ sơ xuất nhập khẩu tại chỗ bao gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ hải quan nhập khẩu bao gồm những giấy tờ nào? Bộ hồ sơ hải quan đối với các mặt hàng nhập khẩu có điểm gì khác nhau? Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chắc chắn đã không còn xa lạ với thủ tục hải quan nữa. Tuy nhiên, đối với những người mới vào nghề, kinh nghiệm còn chưa nhiều, việc vướng vào những sự cố ngoài ý muốn khi làm thủ tục thông quan hàng hoá là điều khó tránh khỏi và xuất nhập khẩu tại chỗ là gì, hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ 

Bộ hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu, Đối với các lô hàng nhập khẩu, các giấy tờ bắt buộc phải có để làm hồ sơ thông quan đã được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2018/TT-BTC, ban hành ngày 20/04/2018. 

Hồ Sơ Xuất Nhập Khẩu Tại Chỗ Bao Gồm Những Giấy Tờ Gì?
Hồ sơ xuất nhập khẩu tại chỗ bao gồm những giấy tờ gì?

1. Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì

Có thể hiểu một cách đơn giản, xuất khẩu tại chỗ là hình thức các doanh nghiệp ở Việt Nam bán hàng cho các đối tác là doanh nghiệp nước ngoài. Các lô hàng được giao trực tiếp tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhận nước ngoài. Theo quy định hiện nành, các doanh nghiệp xuất khẩu không chỉ bao gồm các doanh nghiệp trong nước mà còn có cả những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Như vậy, xuất khẩu tại chỗ co 3 đặc trưng cơ bản, đó là:

+ Xuất khẩu hàng hoá, bán hàng cho thương nhân nước ngoài.

+ Địa điểm giao hàng tại Việt Nam như 2 bên đã thoả thuận.

+ Người mua hàng nước ngoài sẽ cung cấp thông tin về người nhận hàng.

Tương tự, nhập khẩu tại chỗ là việc các doanh nghiệp nhận các lô hàng từ đơn vị xuất khẩu ngay tại Việt Nam theo sự chỉ định của thương nhạn nước ngoài. Tuy nhiên, co một ố điểm lưu ý sau:

 Doanh nghiệp nhập khẩu bắt buộc phải thực hiện kí kết hợp đồng mua bán, giao thương với thương nhân nước ngoài. Trong bản hợp đồng phải bao gồm đầy đủ các thông tin cần thiết như địa điểm giao nhận hàng, tên người giao hàng ở Việt Nam,...

2. Hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ

Căn cứ nội dung Điều 86 thuộc Thông tư số 38/2015/TT-BTC về Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ, háng hoá xuất khẩu tại chỗ được chia thành 3 nhóm:

  • Sản phẩm gia công, thiết bị, máy móc thuê hoặc mượn. Các vật tư, phế liệu dư thừa, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công. Điều này đã được nói rõ trong Khoản 3 Điều 32 Nghị định ố 187/2013/NĐ-CP. 
  •  Hàng hoá mua bán giữa doanh nghiệp trong nước với các thương nhân nước ngoài không có mặt tại Việt Nam, được thương nhân nước ngoài chỉ định giao nhận hàng hoá đối với các doanh nghiệp trong nước.
  •  Loại thứ 3 chính là các lô hàng mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan. 

3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ

Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ đã được nêu rõ trong các văn bản pháp luật:

+ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

+ Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Theo đó, doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ trình lên hải quan với đầy đủ các chứng từ sau:

+ Tờ khai hải quan.

+ Hợp đồng mua bán.

+ Hoá đơn thương mại.

+ Kiểm tra chất lượng tỏng trường hợp mặt hàng có tên trong danh mục phải tiến hành kiểm tra chuyên ngành.

+ Chứng từ vận tải.

+ Các chứng từ khác nếu có.

4. Quy trình thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ

Để tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp cần tiến hành các bước theo quy trình sau:

Bước 1: Doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành khai hải quan

Dựa trên những nội dung đã được nêu rõ trong hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân nước ngoài có chỉ định giao hàng tại Việt Nam, sau khi xác nhận đã nhận đủ lô hàng, doanh nghiệp xuất khẩu có trách nhiệm phải kê khai đầy đủ các tiêu chí tương ứng cho doanh nghiệp xuất khẩu. 

Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ

Sau khi hoàn tất các tờ khai, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ đến chi cục hải quan để tiến hành đăng ký tiến hành làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ sau khi đã nhận đủ lô hàng.

Bước 3: Chi cục Hải quan tiến hành làm thủ tục nhập khẩu

Sau khi tiếp nhận tờ khai của các doanh nghiệp, chi cục Hải quan có trách nhiệm tính thuế, xác nhận doanh nghiệp đã làm thủ tục, niêm phong lô hàng, lưu trữ hồ sơ. Đồng thời phải thông báo cụ thể cho Cục Thuế địa phương nơi theo dõi thuế của doanh nghiệp.

Bước 4: Doanh nghiệp xuất khẩu

Doanh nghiệp xuất khẩu phải nhận hồ sơ đã dược làm thủ tục chuyển cho chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhằm mục đích làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.

Bước 5: Chi cục Hải quan tiến hành làm thủ tục xuất khẩu

Chi cục Hải quan có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai cùng những chứng từ cần thiết khác của doanh nghiệp. Sau đó, chi cục Hải quan sẽ tiến hành các bước đăng ký tờ khai ứng với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ.

5. Lưu ý đối với thủ tục hải quan trong xuất nhập khẩu tại chỗ 

Có một điều Doanh nghiệp cần lưu ý khi làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ, đó là:

  • Tờ khai Hải quan có giá trị làm thủ tục Hải quan trong thời gian 15 ngày kể từ ngày đăng ký;
  • Không nên khai báo hàng hóa sai quy định xuất nhập khẩu vì khi có nghi vấn việc giao nhận hàng hóa không đúng khai báo trong giấy tờ thì sẽ bị kiểm tra, lập biên bản và bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành;
  • Doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật Hải quan, phải giao nhận hàng hóa xuất nhập tại chỗ đúng với thời gian quy định trong hợp đồng mua bán và theo đúng trình tự pháp luật quy định;
  • Trong trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài, hàng tháng doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ phải tổng hợp danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan gửi tới Cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Mẫu khai dựa vào mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm thông tư 38/2015/TT-BTC;
  • Với các trường hợp đặc biệt như: Người khai Hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và đối tác giao dịch với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật Hải quan và đối tác của họ cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật Hải quan có tần suất xuất nhập khẩu tại chỗ nhiều lần trong một thời hạn nhất định (theo 1 hợp đồng, có cùng người mua hoặc người bán) thì được giao hàng trước, khai Hải quan sau. Tuy nhiên thời hạn khai báo Hải quan là không quá 30 ngày kể từ lúc giao nhận hàng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo