Hiệp định TPP là gì? Tìm hiểu về nội dung Hiệp định TPP

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia ngày càng hướng đến hợp tác cùng phát triển. Các Hiệp định thương mại tự do được ký kết ngày càng nhiều. Việt Nam cũng tích cực tham gia vào xu hướng này với các Hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định TPP. Vậy Hiệp định TPP là gì? Cùng ACC tìm hiểu nhé!

Hiệp định Tpp

Hiệp định TPP

1. Hiệp định TPP là gì?

Hiệp định TPP (tiếng Anh: Trans-Pacific Partnership Agreement - viết tắt TPP) là Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương. Hiệp định TPP khởi nguồn là Hiệp định Đối tác kinh tế chặt chẽ hơn do nguyên thủ 3 nước Chile, New Zealand và Singapore (P3).

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp định thương mại tự do được đề xuất giữa 12 nền kinh tế Vành đai Thái Bình Dương.

Thỏa thuận ban đầu được các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký vào ngày 3/6/2005 và có hiệu lực ngày 28/5/2006. Sau đó, thêm 5 nước đàm phán để gia nhập, đó là các nước Australia, Malaysia, Peru, Hoa Kỳ, và Việt Nam. Ngày 14/11/2010, ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Nhật Bản, lãnh đạo của 9 nước (8 nước trên và Nhật Bản) đã tán thành lời đề nghị của tổng thống Obama về việc thiết lập mục tiêu của các cuộc đàm phán thuộc Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2011 diễn ra tại Hoa Kỳ. Vào cuối năm 2016, sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử, theo chính sách mới của Donald Trump, Mỹ đã chính thức rút khỏi hiệp định này.

Ngày 11/11/2017, các bộ trưởng TPP đã đạt được thoả thuận cơ bản cho hiệp định TPP-11, đồng thời thống nhất tên mới cho hiệp định là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP - Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership).

Việt Nam đã chính thức ký kết TPP vào ngày 04/02/2016 và TPP sẽ bắt đầu có hiệu lực năm 2018.

Tham khảo Đàm phán TPP là gì? - Luật ACC

2. Nội dung Hiệp định TPP

Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên trước ngày 01/01/2006 và cắt giảm bằng không tới năm 2015. Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, chính sách của các chính quyền...

TPP được biết đến như là một FTA đặc biệt, một FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao… Lý do chủ yếu là bởi đây là FTA có mức độ cam tự do hóa cao nhất, với phạm vi bao trùm nhiều lĩnh vực nhất không chỉ với Việt Nam mà với tất cả các thành viên TPP.

Văn kiện TPP gồm 30 Chương, bao trùm rất nhiều vấn đề, từ các vấn đề thương mại

truyền thống (hàng hóa, dịch vụ, đầu tư…), đến các vấn đề thương mại chưa hoặc ít được đề cập trong các FTA (mua sắm công, thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước…), và cả các vấn đề khác có liên quan đến thương mại (lao động, môi trường…).

3. Vì sao TPP quan trọng?

Tiếp cận thị trường toàn diện: TPP đã xóa bỏ hoặc giảm thuế quan và các rào cản phi thuế quan một cách đáng kể đối với mua bán hàng hóa và dịch vụ, bao trùm một mảng lớn về thương mại, bao gồm hàng hóa, dịch vụ, và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội mới và lợi ích cho doanh nghiệp, công nhân, và người tiêu dùng của các nước ký kết.

Cách tiếp cận các cam kết khu vực: Hiệp định TPP hỗ trợ sự phát triển sản xuất, chuỗi cung ứng, và thương mại liền mạch, tăng cường hiệu quả, tạo và hỗ trợ việc làm, nâng cao mức sống, tăng cường các nỗ lực bảo tồn, hỗ trợ hội nhập xuyên biên giới, cũng như mở cửa thị trường trong nước.

Giải quyết các thách thức thương mại mới: Hiệp định TPP thúc đẩy sự đổi mới, năng suất, và tính cạnh tranh nhờ vào việc xem xét giải quyết các vấn đề mới, trong đó có phát triển kinh tế kỹ thuật số và vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.

Thương mại toàn diện: Hiệp định TPP bao gồm các yếu tố mới nhằm đảm bảo các nền kinh tế ở các mức độ phát triển khác nhau và các doanh nghiệp có quy mô khác nhau đều có thể đạt được lợi ích từ thương mại. Hiệp định bao gồm cam kết giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu được Hiệp định, nắm bắt các cơ hội, và buộc chính quyền các nước tham gia hiệp định TPP phải chú ý đến những thách thức đặc thù của mình. Hiệp định cũng bao gồm những cam kết cụ thể về phát triển và xây dựng năng lực thương mại để đảm bảo rằng tất cả các Bên có thể tuân thủ cam kết trong Hiệp định và tận dụng được những lợi ích.

Nền tảng hội nhập khu vực: Hiệp định TPP được định hình như một nền tảng cho hội nhập kinh tế khu vực và nhắm đến cả những nền kinh tế khác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Tham khảo Hiệp định FTA là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC

4. Câu hỏi thường gặp

Các lĩnh vực trong hiệp định TTP

 - Thương mại điện tử

 - Dịch vụ xuyên biên giới

 - Thuế

 - Môi trường

 - Dịch vụ tài chính

 - Sở hữu trí tuệ

 - Chi tiêu công của chính phủ

 - Đầu tư

 - Lao động

 - Pháp luật

 - Giải quyết tranh chấp

 - Nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa

 - Kiểm dịch thực phẩm

 - Viễn thông

 - Dệt may

 - Bồi thường thiệt hại thương mại

 - Doanh nhân sẽ được nhập cảnh dễ dàng hơn vào các nước thành viên

Những lợi ích Việt Nam đạt được khi tham gia TPP?

Dễ dàng xin visa nhập cảnh vào các quốc gia thành viên.

Tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân.

Đất nước sạch đẹp, an toàn hơn nhờ các yêu cầu bắt buộc về môi trường.

Xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ sang 12 nước thành viên với mức thuế rất thấp và sẽ gỡ bỏ trong tương lai. Rất có lợi cho các ngành dệt may, nông sản.

Được các nước phát triển hỗ trợ về kỹ thuật và tay nghề lao động.

Người dân được sử dụng sản phẩm chất lượng cao với giá thành rẻ, bên cạnh đó là đảm bảo vệ sinh an toàn đối với mặt hàng thực phẩm.

Lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định TPP?

TPP không phải là FTA đầu tiên mà Việt Nam tham gia, TPP cũng không phải FTA thế hệ mới duy nhất mà Việt Nam đã hoàn tất đàm phán cho tới thời điểm này. Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh ở Việt Nam sẽ chịu các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ các cam kết trong TPP. Do đó, mỗi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh ở Việt Nam cần chú ý tìm hiểu về TPP, ít nhất là các cam kết ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của mình, từ đó có sự chuẩn bị thích hợp, cụ thể để tận dụng các cơ hội về thị trường, thể chế cũng như vượt qua các thách thức cạnh tranh mà TPP tạo ra.

 

Khi tham gia vào bất kỳ Hiệp định thương mại tự do nào, quốc gia đó đều đón nhận những lợi ích mà hiệp định đó mang lại, nhất là trong lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên, cùng với những giá trị mới, các Hiệp định thương mại tự do cũng mang lại những thách thức không kém phần khó khăn. Hiệp định TPP bao gồm 12 nước có điều kiện địa lý, ngôn ngữ và lịch sử, quy mô và mức độ phát triển khác nhau. Vì thế, cần chú ý đến sự hợp tác chặt chẽ, xây dựng năng lực cho các nước ở trình độ phát triển thấp hơn. Trong một vài giai đoạn chuyển tiếp, TPP cho một số thành viên một khoảng thời gian cần thiết để nâng cao năng lực và trình độ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo