Hiệp định FTA là gì? (Cập nhật 2024)

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm về cách hiểu khác nhau về các Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement - FTA). Nhằm giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn về hiệp định này, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin có liên quan đến khái niệm hiệp định FTA là gì? Có những loại hiệp định FTA nào mà Việt Nam ký kết cũng như một số nội dung chính của FTA là gì?. Mời bạn cùng theo dõi bài viết Hiệp định FTA là gì ngay sau đây để cập nhật các thông tin chi tiết nhé.

hiệp định fta là gì
Hiệp định fta là gì

1. Hiệp định FTA là gì?

Theo cách hiểu chung nhất thì một Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều thành viên nhằm loại bỏ các rào cản đối với phần lớn thương mại giữa các thành viên với nhau.

Bản chất của hiệp định này đều là các thỏa thuận hướng tới tự do hóa thương mại giữa các Thành viên.

Thông thường khi nói tới thành viên FTA, người ta hay dùng từ chung là “nền kinh tế”, vì thành viên của các FTA có thể là các quốc gia hoặc cũng có thể là các khu vực thuế quan độc lập.

Phạm vi “thương mại” trong các FTA được hiểu theo nghĩa rộng, có thể bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh sinh lời, trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và cả các vấn đề khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương mại (sở hữu trí tuệ, mua sắm công, lao động, môi trường…).

2. Phân loại FTA

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào một số FTA như sau:

  • FTA khu vực

Là loại thỏa thuận được ký kết bởi các quốc gia nằm trên cùng một khu vực. Ví dụ như: AFTA dành cho khu vực ASEAN,….

  • FTA song phương

Là loại thỏa thuận được ký kết giữa 2 nước. Ví dụ như FTA  giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản,…

  • FTA đa phương

Là loại thỏa thuận được ký kết bởi nhiều đất nước, đối tác. Đa phương tức là từ nhiều hướng và nhiều nơi. Ví dụ như FTA được tổ chức Asean ký kết với các nước Việt Nam, Hàn Quốc,…

3. Nội dung của Hiệp định FTA

Như đã đề cập, Hiệp định FTA được định nghĩa khác nhau giữa các quốc gia. Tuy nhiên, một cách tổng quát thì FTA thông thường đều bao gồm các nội dung chính như sau:

  • Quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan

Nội dung chính đầu tiên không thể không kể đến là về vấn đề hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Theo nội dung này, mỗi quốc gia tham gia trong ký thỏa thuận FTA phải cam kết cắt giảm và xóa bỏ thuế cho các hàng hóa dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên.

  • Quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan

Bên cạnh đó, các loại hàng hóa dịch vụ được đưa vào ký kết phụ thuộc và kết quả hoạt động đàm phán. Thông thường 90% thương mại được áp dụng chung cho các FTA. Có một số loại thuế nhạy cảm sẽ không được cắt giảm hoặc cắt giảm chậm hơn.

  • Quy định về thời gian cắt giảm thuế xuất nhập khẩu

FTA phải có phần mục nội dung quy định rõ ràng về lộ trình hay khoảng thời gian áp dụng cắt giảm thuế. Các FTA thường có thời gian kéo dài dưới 10 năm.

  • Quy định về quy tắc xuất xứ

Quy định này giữ vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong FTA. Mỗi loại hàng hóa dịch vụ khác nhau sẽ có quy định về mức cắt giảm thuế khác nhau. Các mặt hàng được sản xuất trong nước tham gia thỏa thuận được nhận ưu đãi lớn hơn.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về Hiệp định FTA là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề Hiệp định FTA là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà công ty mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1036 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo