Hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những gì? Những vấn đề liên quan đến hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những gì? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây bạn nhé.
Hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những gì?
1. Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?
Hệ thống nhận diện thương hiệu là toàn bộ những yếu tố như tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc đại diện, typo, phương châm hoạt động, tài liệu Marketing (hoặc Digital Marketing),… được thiết kế nhất quán để giúp định vị doanh nghiệp trên thị trường, giúp khách hàng nhận diện tính cách doanh nghiệp, phân biệt doanh nghiệp của bạn với hàng ngàn doanh nghiệp cùng lĩnh vực hoạt động ngoài kia. Yêu cầu tiên quyết của bộ nhận diện thương hiệu là cần có sự liên kết, nhất quán giữa các yếu tố cấu thành nhưng vẫn phải đảm bảo tính thẩm mỹ, thuần phong mỹ tục và không vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, Luật cạnh tranh với các thương hiệu khác.
2. Hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những gì?
2.1. Yếu tố nhận biết màu sắc và thiết kế logo
Dù không phác họa lại được hình ảnh cụ thể của một ngân hàng trong đầu nhưng người ta vẫn định hình được màu sắc đặc trưng: màu đỏ của Techcombank, màu xanh của BIDV,… Đó là yếu tố nhận biết đầu tiên, cơ bản nhất nhưng cũng tạo điểm nhấn ấn tượng nhất cho người nhìn. Để hiểu hơn về thiết kế logo.
2.2.Thiết kế bao bì, tem nhãn trên sản phẩm
Mẫu thiết kế bao bì sản phẩm đẹp, độc đáo, chuyên nghiệp không những khẳng định độc quyền giá trị sản phẩm của công ty bạn mà còn là công cụ đắc lực trong việc bán hàng và đưa sản phẩm của bạn tới người tiêu dùng rộng rãi hơn.
Mỗi sản phẩm được bán ra ngoài thị trường đều phải có một nét đặc trưng riêng của từng công ty, vừa là phương tiện tránh hàng giả, hàng nhái, vừa là cơ sở pháp lý khẳng định bản quyền sản phẩm. Đó là tem nhãn.
2.3. Bộ nhận diện ấn phẩm văn phòng
Đặt tên thương hiệu; sáng tạo slogan; tiêu đề thư; hóa đơn; giấy viết thư; thẻ nhân viên; đồng phục nhân viên; phong bì thư; sổ tay nhân viên
2.4. Bộ nhận diện thương hiệu marketing
Catalogue; Brochure; tờ rơi và tờ gấp; hồ sơ năng lực; website; video quảng cáo; mũ, nón, áo thun; cặp, túi xách, sổ, bút; USB, móc khóa; dù, ô, áo mưa; các phương tiện vận chuyển (ô tô, xe buýt)
2.5. Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời
Bảng hiệu (ngang, dọc); biển chỉ dẫn
3. Những lợi ích khi doanh nghiệp nhận được khi sở hữu bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng
Đồng thời, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu với bộ nhận diện thương hiệu tích cực có thể mang đến cho doanh nghiệp vô cùng nhiều lợi ích tuyệt vời. Theo đó, lợi ích dễ dàng nhận thấy nhất là doanh số bán hàng tăng cao hơn nhiều so với khi chưa có bộ nhận diện thương hiệu. Sở dĩ điều này đạt được là do bộ nhận diện thương hiệu đã đem hình ảnh doanh nghiệp đến với đông đảo khách hàng hơn. Cùng với đó, sự chỉn chu, nhất quán từ những điều nhỏ nhất giúp khách hàng có nhiều thiện cảm với doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp bạn không chỉ có được lòng tin mà còn tạo dựng thành công lòng trung thành giúp họ gắn bó với doanh nghiệp lâu dài hơn. Không những vậy, khi sở hữu bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng, doanh nghiệp còn nhận được những lợi ích tuyệt vời như:
- Xây dựng được bản sắc thương hiệu. Theo đó, bản sắc thương hiệu là yếu tố giúp doanh nghiệp tạo dấu ấn riêng và giúp khách xác định rõ ràng, ghi nhớ và ấn tượng sâu sắc trong tâm trí. Và những ấn tượng ban đầu chính là tiền đề giúp họ dễ dàng đưa ra quyết định lựa chọn doanh nghiệp của bạn hơn.
- Dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu hơn nhờ những đặc trưng và sự khác biệt tích cực.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực có thể tăng doanh số bán hàng, giúp doanh số bán hàng ổn định và tăng trưởng nhanh chóng hơn.
- Dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn trong việc triển khai các chiến dịch, kế hoạch Marketing mới do đã tiếp cận đúng tệp khách hàng và xây dựng thành công lòng tin với họ trước đó.
- Bắt kịp các xu hướng Marketing mới mẻ trên thế giới và thu hút sự tò mò, thích thú của khách hàng.
4. Quá Trình Tạo Nên Một Bộ Ấn Phẩm Nhận Diện Thương Hiệu
Bước 1: Tìm hiểu toàn diện về thương hiệu
Đây là bước đầu tiên, có vai trò tạo “nền móng” cho sự phát triển của thương hiệu trong suốt quá trình kinh doanh. Bạn cần tìm hiểu thương hiệu thuộc lĩnh vực nào, kinh doanh ngành hàng nào, khách hàng được nhắm đến là ai, có đặc điểm gì, giá trị hữu hình và vô hình mà sản phẩm mang đến, bản sắc thương hiệu có điểm gì nổi bật,… Ban lãnh đạo và bộ phận thiết kế cùng nhau đưa ra những giải pháp và ý tưởng phù hợp với những đặc điểm trên để thể hiện được phương châm kinh doanh, mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. Một bảng đánh giá tường tận sẽ giúp quá trình thực hiện bộ nhận diện thương hiệu của bạn dễ dàng và hiệu quả hơn.
Bên cạnh hiểu về doanh nghiệp của mình, bộ phận thiết kế còn phải xem xét, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu của mình. Đây là một bước cần nhiều thời gian và yêu cầu người thực hiện phải nắm rõ từng chi tiết nhỏ lẫn bức tranh toàn diện về thương hiệu trên thị trường.
Bước 2: Lên ý tưởng và thiết kế bộ ấn phẩm
Khi đã hiểu về thương hiệu thì nhân viên thiết kế hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo bằng những bảng phác thảo. Quá trình này được thực hiện theo thứ tự sau:
- Tên thương hiệu
Mỗi tên thương hiệu đều ẩn chứa một ý nghĩa riêng để mở ra câu chuyện của doanh nghiệp. Chúng ta cần chọn lọc kỹ lưỡng những tên thương hiệu dễ đọc, dễ nhớ, có hình ảnh gợi nhớ, liên tưởng và không bị trùng lặp.
- Slogan
Slogan thường ngắn gọn với khoảng 8 từ nhưng gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng và có vai trò định vị thương hiệu trên thị trường. Khẩu ngữ này sẽ đồng hành xuyên suốt quá trình xây dựng hình ảnh và phát triển doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng nên đòi hỏi sự chỉn chu, phù hợp với các xu hướng hiện nay và tương lai.
- Logo
Logo đóng vai trò quan trọng trong bộ nhận diện thương hiệu vì là yếu tố đầu tiên mà mọi người nhớ đến khi nhắc về doanh nghiệp hay sản phẩm, dịch vụ. Để tạo nên một logo ấn tượng, hiệu quả chưa bao giờ dễ dàng, người thiết kế cần đầu tư rất nhiều chất xám lẫn thời gian. Quá trình bắt đầu từ việc tìm kiếm hình ảnh liên quan, lựa chọn bảng màu, kiểu chữ đến phác họa bản vẽ, phối màu. Yêu cầu đặt ra cho một logo hoàn chỉnh là thể hiện được cá tính doanh nghiệp, phù hợp với thị hiếu và có sự khác biệt để tồn tại lâu dài trên thị trường.
Bước 3: Đăng ký bảo hộ thương hiệu
Khi các ý tưởng đã hoàn thành và được ban lãnh đạo phê duyệt thì bạn phải thực hiện việc đăng ký lên Cục Bảo hộ thương hiệu để bảo vệ bản quyền, tránh bị sao chép, bắt chước từ các đối thủ. Đồng thời, việc này cũng giúp thể hiện được tính chuyên nghiệp, đẳng cấp và uy tín của doanh nghiệp trong việc kinh doanh.
Bước 4: Hoàn chỉnh, đưa vào sản xuất và ứng dụng
Sau khi hoàn thành thì bộ phận thiết kế vẫn tiếp tục giám sát quá trình ứng dụng bộ nhận diện thương hiệu vào thực tế nhằm chỉ ra những ưu, nhược điểm để điều chỉnh phù hợp hơn. Ngoài ra, họ còn phải tổng hợp tất cả những lưu ý về logo, cách sử dụng màu sắc, vật liệu và quy cách in ấn thành một cuốn cẩm nang để nhân viên trong doanh nghiệp đều sử dụng đúng.
Bài viết trên bao gồm những thông tin chi tiết và cụ thể về hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những gì và các vấn đề xoay quanh nó. Nếu có những thắc mắc cần giải đáp liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận