Hoạt động xuất nhập khẩu đang diễn ra ngày một sôi động dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, không thể không kể tới hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu. Vậy khái niệm uỷ thác xuất khẩu được hiểu như thế nào? Hoạch toán uỷ thác xuất khẩu cần những lưu ý gì? Để giải đáp thắc mắc trên, quý khách hàng vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của ACC để tham khảo thêm thông tin chi tiết về hoạt động này.
1. Uỷ thác xuất khẩu là gì?
Ủy thác xuất nhập khẩu là việc thuê (outsourcing) một đơn vị kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu. Để tổ chức và thực hiện các hoạt động xuất khẩu/ nhập khẩu hàng hóa cho bên bán/ bên mua. Trong đó, uỷ thác xuất khẩu được định nghĩa là:
- Xuất khẩu ủy thác là hình thức nhờ một công ty thứ 3 (công ty chuyên về ủy thác xuất nhập khẩu). Đại diện cho một công ty thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu sản phẩm (hàng hóa) cho công ty mình ra nước ngoài (đối tác mua bán).
Như vậy, có thể hiểu uỷ thác xuất khẩu là việc một bên thứ ba thực hiện tất cả các thủ tục xuất bên bán. Hình thức này vô cùng thuận lợi trong điều kiện doanh nghiệp nhập khẩu còn chưa có nhiều kinh nghiệp hoặc những doanh nghiệp nhỏ không đủ khả năng nuôi thêm bộ máy booking.
2. Nhiệm vụ uỷ thác xuất khẩu
Theo quy định tại Điểm 2.3 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về hóa đơn trong một số trường hợp như sau:
“2.3. Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm Lệnh điều động nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường.
Trường hợp uỷ thác xuất khẩu hàng hóa, khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận uỷ thác, cơ sở có hàng hóa uỷ thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ. Khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu, cơ sở có hàng hóa uỷ thác xuất khẩu lập hóa đơn GTGT để kê khai nộp thuế, hoàn thuế GTGT hoặc hóa đơn bán hàng. Cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng để xuất cho khách hàng nước ngoài.”
Như vậy, khi ủy thác xuất khẩu hàng hóa thì doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhận ủy thác phải lưu ý các vấn đề sau:
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu
- Khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu doanh nghiệp sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ;
- Khi doanh nghiệp nhận ủy thác thông báo về số hàng hóa thực xuất khẩu doanh nghiệp lập hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng giao cho cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu.
Đối với doanh nghiệp nhận ủy thác xuất khẩu
- Khi nhận hàng ủy thác xuất khẩu, doanh nghiệp căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của bên ủy thác để kiểm tra số hàng nhận được;
- Khi hoàn thành thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp nhận ủy thác sử dụng invoice hoặc hóa đơn thương mại lập và giao cho khách hàng nước ngoài (theo Thông tư 119/2014/TT-BTC đã bỏ hóa đơn xuất khẩu).
Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng ủy thác tại các đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:
- Sau khi hợp đồng giao nhận xuất khẩu ủy thác được ký, bên ủy thác xuất khẩu sẽ chuyển hàng cùng với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và lệnh điều động nội bộ cho bên nhận ủy thác
- Sau khi hàng hóa đã xuất khẩu thì bên nhận ủy thác yêu cầu bên ủy thác xuất hóa đơn GTGT, căn cứ vào chứng từ đối chiếu xác nhận về số lượng, giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của đơn vị ủy thác xuất khẩu.
- Bên nhận ủy thác xuất hàng và xuất hóa đơn cho người mua hàng, đồng thời ghi nhận công nợ với bên ủy thác xuất khẩu.
- Bên nhận ủy thác xuất hóa đơn hoa hồng ủy thác cho bên ủy thác xuất khẩu, đồng thời ghi nhận doanh thu dịch vụ xuất khẩu ủy thác.
- Sau khi chuyển đầy đủ chứng từ sang cho bên ủy thác xuất khẩu thì hai bên sẽ tiến hành bù trừ các khoản phải thu và phải trả.
Pháp luật mỗi nước đều có quy định về việc xuất nhập hàng hóa ra nước ngoài cũng như nhập khẩu vào nội địa. Trong đó cần hiểu rõ thủ tục hải quan nghĩa là gì và thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết: Thủ tục hải quan là gì?
3. Các bước hạch toán uỷ thác xuất khẩu
1.1. Khi nhận ủy thác xuất khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa cho bên giao ủy thác, kế toán theo dõi hàng nhận để xuất khẩu trên hệ thống quản trị của mình và thuyết minh trên Báo cáo tài chính về số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất của hàng nhận xuất khẩu ủy thác, thời hạn xuất khẩu, đối tượng thanh toán,…. Không ghi nhận giá trị hàng nhận xuất khẩu ủy thác trên bảng cân đối kế toán.
1.2. Khi nhận tiền của bên giao ủy thác để chi các khoản thuế, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388) (chi tiết bên giao ủy thác).
1.3. Khi xuất khẩu hàng nhận ủy thác, bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế phải nộp mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (chi tiết bên giao ủy thác – phải thu lại số tiền đã nộp hộ)
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388) (chi tiết bên giao ủy thác – trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)
Có các TK 111, 112.
1.4. Số tiền hàng phải thu về xuất khẩu hàng nhận ủy thác, kế toán phản ánh là số tiền phải trả cho bên giao ủy thác, ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (nếu đã thu được tiền)
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (chi tiết khách hàng nước ngoài – nếu chưa thu được tiền)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388) (chi tiết bên giao ủy thác).
1.5. Các khoản chi hộ bên giao ủy thác xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (chi tiết bên giao ủy thác )
Có các TK 111, 112.
1.6. Bù trừ khoản phải thu và phải trả, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388) (chi tiết bên giao ủy thác)
4. Những câu hỏi thường gặp.
4.1. Công việc kế toán ủy thác xuất nhập khẩu cần nắm được là gì?
– Nắm được giá tính thuế GTGT xuất khẩu, nhập khẩu
– Nắm được phương pháp xác định thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp.
– Nắm được phương pháp lập các chỉ tiêu trên khai thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
– Nắm được trách nhiệm và thời hạn nộp tờ khai thuế xuất nhập khẩu.
– Nắm được kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu.
– Nắm được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các nghiệp vụ hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
– Nắm được phương pháp kế toán các nghiệp vụ ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu khóa.
4.2. Rủi Ro Trong Ủy Thác Nhập Khẩu Là Gì?
Đối với bên ủy thác xuất/nhập khẩu:
- Mất chi phí cho dịch vụ ủy thác.
- Gặp các rủi ro về thông tin.
- Ví dụ: Bán thông tin của công ty cho các đối thủ, bị bên trung gian lấy mất nguồn cung,…
Đối với bên làm dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu:
- Một số doanh nghiệp cho thêm hàng cấm nhập khẩu vào lô hàng khi bị kiểm hóa và phát hiện thì doanh nghiệp làm dịch vụ ủy thác cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý.
- Các công ty sử dụng dịch vụ ủy thác thường không có kinh nghiệm hoặc chưa hiểu biết rõ về quy trình nên đối với những chi phí phát sinh trong quá trình làm hàng và vận chuyển hàng họ sẽ cảm thấy công ty ủy thác bày vẽ ra thêm để lấy tiền của họ.
- Các doanh nghiệp thường khai báo giá trị thấp hơn để tiết kiệm chi phí, cho nên khi khai báo hải quan công ty ủy thác phải chịu trách nhiệm giải trình cho hải quan.
4.3. Cá Nhân Có Được Ủy Thác Nhập Khẩu Không?
Theo Thông tư 04/2014/TT-BCT thì hộ kinh doanh có quyền nhập khẩu hàng hóa được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 2.
4.4. Ủy Thác Xuất Khẩu Có Tính Thuế GTGT Không?
Theo thông tư 219/2013/TT-BTC thì đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở trong khu phi thuế quan, vận tải hàng hóa.
Trên đây là thông tin về hạch toán uỷ thác xuất khẩu. Để tìm hiểu thêm dịch vụ làm uỷ thác xuất nhập khẩu của chúng tôi, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!
✅ Kiến thức: | ⭕ Ủy thác xuất khẩu |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận