Cách hạch toán thuế thu nhập cá nhân theo Thông tư 200

Cách hạch toán thuế thu nhập cá nhân được quy định như thế nào? Vào ngày 22/12/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, trong đó có quy định về hạch toán thuế thu nhập cá nhân. Qua bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn nhé.

Cách Hạch Toán Thuế Thu Nhập Cá Nhân

1. Nguyên tắc kế toán khi hạch toán thuế thu nhập cá nhân

Hạch toán là một hệ thống điều tra quan sát, tính toán, đo lường và ghi chép các quá trình kinh tế, nhằm quản lý các quá trình đó ngày một chặt chẽ hơn.

a) Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm.
b) Doanh nghiệp chủ động tính, xác định và kê khai số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho Nhà nước theo luật định; Kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp, đã nộp, được khấu trừ, được hoàn...

c) Các khoản thuế gián thu như thuế GTGT (kể cả theo phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế gián thu khác về bản chất là khoản thu hộ bên thứ ba. Vì vậy các khoản thuế gián thu được loại trừ ra khỏi số liệu về doanh thu gộp trên Báo cáo tài chính hoặc các báo cáo khác.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn việc ghi nhận doanh thu và số thuế gián thu phải nộp trên sổ kế toán bằng một trong 2 phương pháp:

- Tách và ghi nhận riêng số thuế gián thu phải nộp (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp) ngay tại thời điểm ghi nhận doanh thu. Theo phương pháp này doanh thu ghi trên sổ kế toán không bao gồm số thuế gián thu phải nộp, phù hợp với số liệu về doanh thu gộp trên Báo cáo tài chính và phản ánh đúng bản chất giao dịch;

- Ghi nhận số thuế gián thu phải nộp bằng cách ghi giảm số doanh thu đã ghi chép trên sổ kế toán. Theo phương pháp này, định kỳ mới ghi giảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp, số liệu về doanh thu trên sổ kế toán có sự khác biệt so với doanh thu gộp trên Báo cáo tài chính.

Trong mọi trường hợp, chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu” của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đều không bao gồm các khoản thuế gián thu phải nộp.

d) Đối với các khoản thuế được hoàn, được giảm, kế toán phải phân biệt rõ số thuế được hoàn, được giảm là thuế đã nộp ở khâu mua hay phải nộp ở khâu bán và thực hiện theo nguyên tắc:
- Đối với số thuế đã nộp ở khâu mua được hoàn lại (ví dụ trong giao dịch tạm nhập – tái xuất, các khoản thuế TTĐB, thuế NK, thuế BVMT đã nộp được hoàn lại khi tái xuất...), kế toán ghi giảm giá trị hàng mua hoặc giảm giá vốn hàng bán, giảm chi phí khác tùy theo từng trường hợp cụ thể. Riêng thuế GTGT đầu vào được hoàn ghi giảm số thuế GTGT được khấu trừ;

- Đối với số thuế đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng nhập khẩu không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, khi tái xuất được hoàn thì kế toán ghi giảm khoản phải thu khác (ví dụ thuế nhập khẩu đã nộp của hàng nhận gia công được hoàn lại khi tái xuất...);

- Đối với số thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn, kế toán ghi nhận vào thu nhập khác (ví dụ hoàn thuế xuất khẩu, giảm số thuế TTĐB, GTGT, BVMT phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ).

đ) Nghĩa vụ đối với NSNN trong giao dịch ủy thác xuất - nhập khẩu:

- Trong giao dịch ủy thác xuất nhập khẩu (hoặc các giao dịch tương tự), nghĩa vụ đối với NSNN được xác định là của bên giao ủy thác

- Bên nhận ủy thác được xác định là bên cung cấp dịch vụ cho bên giao ủy thác trong việc chuẩn bị hồ sơ, kê khai, thanh quyết toán với NSNN (người nộp thuế hộ cho bên giao ủy thác).

- TK 333 chỉ sử dụng tại bên giao ủy thác, không sử dụng tại bên nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác với vai trò trung gian chỉ phản ánh số thuế phải nộp vào NSNN là khoản chi hộ, trả hộ trên TK 3388 và phản ánh quyền được nhận lại số tiền đã chi hộ, trả hộ cho bên giao ủy thác trên TK 138. Căn cứ để phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN của bên giao ủy thác như sau:

+ Khi nhận được thông báo về số thuế phải nộp, bên nhận ủy thác bàn giao lại cho bên giao ủy thác toàn bộ hồ sơ, tài liệu, thông báo của cơ quan có thẩm quyền về số thuế phải nộp làm căn cứ ghi nhận số thuế phải nộp trên TK 333.

+ Căn cứ chứng từ nộp tiền vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm số phải nộp NSNN.

e) Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.
>> Xem thêm: Hạch toán là gì?

2. Kết cấu và nội dung phản ánh

Căn cứ vào điều 52 thông tư 200/2014/TT-BTC tài khoản 3334 – Thuế Thu nhập cá nhân có kết cấu và nội dung phản ánh như sau:

Bên Nợ:

– Số thuế TNCN đã nộp vào NSNN trong kỳ;

– Số thuế TNCN được giảm trừ vào số thuế phải nộp.

Bên Có:

– Số thuế TNCN phải nộp.

Số dư bên Có:

Số thuế TNCN còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Trong trường hợp cá biệt, TK 3335 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) của TK 3335 phản ánh số thuế TNCN đã nộp lớn hơn số thuế TNCN phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế TNCN đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.

3. Cách hạch toán thuế thu nhập cá nhân

Trong từng trường hợp cụ thể, cách hạch toán thuế thu nhập cá nhân có sự khác biệt.

Cụ thể như sau:

a. Khi tính và khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trừ vào lương cho người lao động, hạch toán:

  • Nợ TK 334 - Phải trả cho người lao động.
  • Có TK 3335 - Thuế thu nhập cá nhân (Số thuế TNCN phải khấu trừ).

b. Nếu doanh nghiệp trả lương chưa bao gồm thuế (lương Net): Doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho người lao động thì số thuế thu nhập cá nhân này sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp ( Trên hợp đồng lao động phải giải thích rõ: Doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho người lao động)

  • Nợ 641/642/154/62…
  • Có TK 3335 - Thuế TNCN (số thuế TNCN phải nộp thay).

c. Khi trả lợi nhuận hoặc cổ tức cho chủ sở hữu, ghi:

  • Nợ TK 338 - Phải trả nộp khác (3388).
  • Có các TK 111, 112 (số tiền trả cổ tức, hoặc lợi nhuận cho chủ sở hữu).
  • Có TK 3335 - Thuế TNCN (nếu khấu trừ tại nguồn số thuế thu nhập cá nhân của chủ sở hữu).

d. Khi nộp tiền thuế thu nhập cá nhân về ngân sách nhà nước:

  • Nợ TK 3335 - Thuế thu nhập cá nhân.
  • Có các Tk 111, 112,...: Số tiền đã nộp.

e. Hạch toán thuế thu nhập cá nhân sau quyết toán:
Dựa trên kết quả của tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (Mẫu 05/QTT-TNCN), kế toán xác định:

- Trường hợp nộp thiếu số thuế TNCN: Phải nộp thêm tức là có số tiền phát sinh tại chỉ tiêu số 45 - Tổng số thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp NSNN.

Hạch toán:

+ Bút toán 1: Khấu trừ lấu thêm tiền từ các cá nhân nộp thiếu

  • Nợ 111/112/334/138…
  • Có 3335: Tổng số thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp NSNN.

+ Bút toán 2: Nộp nốt số tiền còn thiếu về ngân sách nhà nước:

  • Nợ TK 3335 - Thuế thu nhập cá nhân.
  • Có các TK 111,112,...: Số tiền đã nộp.

- Trường hợp nộp thừa số thuế TNCN: Tức là có số tiền phát sinh tại chỉ tiêu số 46 - Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã nộp thừa. Đối với số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa, kế toán có thể xử lý theo 2 cách: Bù trừ vào kỳ sau hoặc làm thủ tục để hoàn thuế.

+ Hạch toán:

  • Nợ 3335: Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã nộp thừa
  • Có 138: Nếu để bù trừ sang kỳ sau
  • Có 338: Nếu làm thủ tục hoàn thuế.

+ Nếu để bù trừ vào kỳ sau:

  • Xét về số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước thì doanh nghiệp tự động bù trừ. Nếu xét trên từng cá nhân đã nộp thừa: Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết cho từng người thông qua tài khoản 138.

+ Nếu làm thủ tục hoàn thuế:

  • Khi kế toán nhận được tiền hoàn từ cơ quan thuế hạch toán.
    • Nợ 112: số tiền hoàn
    • Có 3335
  • Khai trả lại số tiền hoàn thuế đó cho người nộp thuế:
    • Nợ 338 (chi tiết cho từng người thừa).
    • Có 111/112.

4. Câu hỏi thường gặp

  1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu tức là việc tính thuế dựa trên thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản thu nhập được tính vào miễn thuế và các khoản được giảm trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân cùng các văn bản, hướng dẫn liên quan.

  1. Công ty Luật ACC có tư vấn dịch vụ tư vấn hạch toán thuế thu nhập cá nhân không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc. Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có hạch toán thuế thu nhập cá nhân uy tín, trọn gói cho khách hàng.

  1. Chi phí cung cấp dịch vụ của ACC là bao nhiêu?

Tùy vào từng hồ sơ cụ thể thì mức phí dịch vụ sẽ khác nhau, Công ty Luật ACC luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết hơn.

 

>> Xem thêm: Hạch toán kế toán là gì?

 >> Xem thêm: Đóng thuế thu nhập cá nhân

 

Trên đây là toàn bộ nội dung về "Cách hạch toán thuế thu nhập cá nhân theo Thông tư 200” mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo