Hạch toán phí chuyển tiền theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Ngày 26 tháng 08 năm 2016 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 133/2016/TT-BTC nhằm hướng dẫn nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời thông tư không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. Bài viết này là nội dung về các quy định liên quan đến Hạch toán phí chuyển tiền theo thông tư 133/2016/TT-BTC, mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

hạch toán phí chuyển tiền theo thông tư 133

hạch toán phí chuyển tiền theo thông tư 133

1. Phí chuyển tiền qua ngân hàng hạch toán vào tài khoản 642 hay 635?

Để có thể hạch toán đúng, kế toán cần nắm rõ ý nghĩa của 2 loại tài sản sau:

  • Tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp. Bao gồm các chi phí về lương của nhân viên; các loại bảo hiểm của nhân viên; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuế môn bài,…
  • Tài khoản chi phí tài chính phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính. Bao gồm các khoản như chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động tài chính, chi phí cho vay và đi vay; chi phó góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn; chi phí giao dịch bán chứng khoán, dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán,….

Nhiều kế toán thường nhầm lẫn với tài khoản 635 bởi ngân hàng có liên quan đến hoạt động tài chính nhưng chi phí chuyển tiền qua ngân hàng là chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch. Chính vì vậy, nếu hạch toán vào tài khoản 635 sẽ không đúng bản chất. Cần phải hạch toán vào tài khoản 642.

2. Hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng

– Nếu giao dịch chi tiền qua ngân hàng phải chịu thêm phí chuyển khoản thì kế toán cần định khoản như sau:

  • Nợ TK 6428 (Số phí chuyển tiền, phí dịch vụ thu tiền,…)
  • Nợ TK 133 (thuế GTGT gắn với phần phí chuyển tiền)
  • Có TK 112 (tổng số tiền)

– Nếu giao dịch thu tiền qua ngân hàng phải chịu thêm phí chuyển khoản thì kế toán vẫn ghi nhận phí chuyển khoản vào tài khoản 6428, cụ thể:

  • Nợ TK 112 (Số tiền thu được thực tế sau khi đã trừ phí chuyển khoản)
  • Nợ TK 6428 (số phí chuyển tiền, phí dịch vụ thu tiền)
  • Nợ TK 133 (thuế GTGT gắn với phần phí chuyển tiền)
  • Có TK 131, TK 138 (số tiền phải thu qua ngân hàng)

* Lưu ý:

  • Phí chuyển tiền qua ngân hàng là dịch vụ chịu thuế GTGT. Nếu doanh nghiệp muốn khấu trừ phần thuế này và được tính vào khoản chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN thì doanh nghiệp phải lấy hóa đơn phí dịch vụ chuyển tiền từ ngân hàng.
  • Vì phần phí chuyển tiền này khá nhỏ nên để kê khai thêm sẽ tốn nhiều thời gian. Vậy nên một số doanh nghiệp lựa chọn hạch toán toàn bộ khoản chi phí chuyển tiền qua ngân hàng (cả VAT) vào TK 642 (bỏ qua TK 133) và loại bỏ chi phí này khi xác định chi phí hợp lý để tính thuế TNDN.

3. Nguyên tắc kế toán tài khoản 112

Tại điều 13 thông tư 133/2016/TT-BT khi hạch toán tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng phải tuân thủ một số nguyên tắc kế toán sau:

“a) Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng của doanh nghiệp. Căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…).

 b) Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1381) (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3381) (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của ngân hàng). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.

c) Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở từng ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.

d) Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân hàng mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng.”

4. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 112

Bên Nợ:

– Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ gửi vào Ngân hàng;

– Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ tại thời điểm báo cáo( trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán).

Bên Có:

– Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ rút ra từ Ngân hàng;

– Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ tại thời điểm báo cáo( trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán).

Số dư bên Nợ:

Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, tệ hiện còn gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo.

Tài khoản 112 ­ Tiền gửi ngân hàng, có 2 tài khoản cấp 2:

­ Tài khoản 1121 ­ Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.

­ Tài khoản 1122 ­ Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.

Trên đây là bài viết Hạch toán phí chuyển tiền theo thông tư 133/2016/TT-BTC. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo