Hạch toán hàng xuất khẩu theo thông tư 133/2016/TT-BTC

 

Việc xác định đúng thời điểm xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc ghi chép doanh thu hàng xuất khẩu một cách chính xác và kịp thời nhất. Sau khi hàng xuất khẩu đã hoàn thành các thủ tục xuất khẩu: căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hoá thực tế xuất khẩu, doanh nghiệp lập Hoá đơn và căn cứ vào đó tiến hành ghi nhận sổ sách. Sau đây là Hạch toán hàng xuất khẩu theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Tài Sản Ngắn Hạn Gồm Gì

Phương pháp kế toán hàng xuất khẩu trực tiếp

Thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu và hình thức hóa đơn khi xuất khẩu:

Thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu:

Thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu rất quan trọng. Vì nó phản ánh chính xác doanh thu của doanh nghiệp vào mỗi thời kỳ nhất định. Theo khoản 7 Điều 3 của Thông tư 119/2014/TT-BTC có quy định về thời điểm ghi nhận doanh thu như sau:
“Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận đã hoàn tất các thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”

Như vậy: Thời điểm ghi nhận doanh thu là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan,

Lưu ý: Căn cứ để xác định doanh thu hàng xuất khẩu là Tờ khai hải quan và hóa đơn thương mại.

Hóa đơn khi xuất khẩu hàng hóa:

Căn cứ theo Công văn số 11352/BTC-TCHQ có quy định:

Khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài: thì doanh nghiệp sẽ sử dụng hóa đơn thương mại,

Khi xuất khẩu hàng hóa vào khu phi thuế quan: thì doanh nghiệp sử dụng hóa đơn GTGT (nếu Doanh nghiệp kê khai thuê GTGT theo phương pháp khấu trừ) hoặc hóa đơn bán hàng (nếu Doanh nghiệp kê khai thuê GTGT theo phương pháp trực tiếp).

Tỷ giá tính doanh thu hàng xuất khẩu:

Theo điểm 3, Khoản 4, Điều 2, Thông tư 26/2015/TT-BTC:

 “- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu: là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.

 

– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí: là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.”

Phương pháp hạch toán hàng xuất khẩu trực tiếp

Để hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa trực tiếp, kế toán sử dụng các tài khoản như:

  • TK 156 – Hàng hóa
  • TK 155 – Thành phẩm
  • TK 632 – Giá vốn hàng bán
  • TK 511 – Doanh thu bán hàng
  • TK 521 – Giảm trừ doanh thu
  • TK 131 – Phải thu của khách hàng…

Ghi nhận doanh thu xuất khẩu hàng hoá, cung cấp dịch vụ:

Trường hợp tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh: kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (không bao gồm thuế xuất khẩu), ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).

 

Trường hợp không tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh: kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế xuất khẩu.

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (bao gồm cả thuế xuất khẩu)

Định kỳ khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).

Đồng thời, kế toán ghi nhận giá vốn như sau:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán xuất khẩu

Có TK 155, 156…: Giá vốn hàng bán xuất khẩu.

Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)
Có các TK 111, 112,…

Thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm (nếu có), ghi:

Nợ các TK 111, 112, 3333
Có TK 711 – Thu nhập khác.

Cách ghi nhận tỷ giá doanh thu hàng xuất khẩu.

Khi xuất khẩu hàng hóa, khách hàng có thể thanh toán tiền tại các thời điểm khác nhau, như: Thanh toán tiền ngay, thanh toán sau khi DN giao hàng và thanh toán trước khi DN giao hàng. Tùy vào từng hình thức thanh toán khác nhau sẽ có cách hạch toán khác nhau.

Trường hợp 1: Nếu khách hàng trả tiền ngay cùng ngày hoàn thành thủ tục hải quan:

Nợ các TK 111(1112), 112(1122)… (ghi nhận theo tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch),

Có các TK 511 (ghi nhận theo tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).

Trường hợp 2: Xuất hàng trước, nhận thanh toán sau

* Kế toán ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu:

Nợ TK 131 (hạch toán theo tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)

Có các TK 511 (hạch toán theo tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)

* Khi thu được tiền ngoại tệ:

Nếu lỗ tỷ giá:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122): theo tỷ giá ngày nhận được khoản thanh toán

Nợ TK 635: Lỗ chênh lệch tỷ giá

Có 131: theo tỷ giá ghi sổ kế toán

Nếu lãi tỷ giá:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122): theo tỷ giá ngày nhận được khoản thanh toán

Có 131: theo tỷ giá ghi sổ kế toán

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (ghi nhận ở phần lãi tỷ giá hối đoái)

VD: Ngày 15/5/2021 Công ty Hòa Phát hoàn thành xong thủ tục hải quan xuất khẩu lô thép, trị giá 150.000 USD (tỷ giá 23.200) cho khách hàng A tại Mỹ. Nhưng đến ngày 1/6/2021, khách hàng mới thanh toán tiền (tỷ giá 23.500).

  • Ngày 15/5/2021 ghi nhận doanh thu xuất khẩu theo tỷ giá 23.200 như sau:

Nợ TK 131: 150.000 x 23.200 = 3.480.000.000 (theo tỷ giá ngày hiện tại)

Có TK 511: 150.000 x 23.200 = 3.480.000.000 (theo tỷ giá ngày hiện tại)

  • Ngày 1/6/2021 khi nhận được tiền của khách hàng thì ghi nhận như sau:

Nợ 112: 150.000 x 23.500 = 3.525.000.000 (tỷ giá ngày nhận được khoản thanh toán).

Có 131: 150.000 x 23.200 = 3.480.000.000 (tỷ giá ghi số kế toán)

Có 515: 150.000 x (23.500 – 23.200) = 45.000.000 (Phần lãi tỷ giá)

Trường hợp 3: Nhận trước tiền hàng của đối tác

Về trường hợp này, khách hàng có thể trả trước trước toàn bộ số tiền hoặc trả trước 1 phần. Tùy theo số tiền mà bên bán nhận được mà cách hạch toán sẽ khác nhau:

* Nếu nhận trước toàn bộ số tiền:

Khi nhận trước toàn bộ số tiền hàng của khách hàng: kế toán ghi theo tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi DN chỉ định khách hàng thanh toán, hạch toán:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm doanh nghiệp nhận tiền)

Có TK 131

Khi xuất hàng, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước:

Nợ TK 131 – (tỷ giá giao dịch thực tế thời điểm nhận trước)

Có các TK 511

VD: Ngày 15/5/2021 Công ty Hòa Phát nhận trước toàn bộ số tiền hàng là 150.000 USD (tỷ giá 23.200) mà bên A thanh toán. Nhưng đến ngày 1/6/2021, công ty Hòa Phát mới giao hàng cho bên A (tỷ giá 23.500).

  • Ngày 15/5/2021 ghi nhận toàn bộ tiền mà bên A trả trước theo tỷ giá 23.200 như sau:

Nợ TK 112: 150.000 x 23.200 = 3.480.000.000 (theo tỷ giá ngày hiện tại)

Có TK 131: 150.000 x 23.200 = 3.480.000.000 (theo tỷ giá ngày hiện tại)

  • Ngày 1/6/2021 khi làm xong thủ tục hải quan:

Nợ 131: 150.000 x 23.200 = 3.480.000.000 (theo tỷ giá ngày nhận trước)

Có 511: 150.000 x 23.200 = 3.480.000.000

* Nếu chỉ nhận trước một phần số tiền hàng:

Khi nhận trước một phần tiền hàng:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá tại thời điểm nhận trước)

Có TK 131

Khi xuất khẩu hàng cho khách:

– Đối với phần doanh thu tương ứng với tiền hàng đã nhận trước của người mua: thì ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước:

Nợ TK 131 – (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)

Có các TK 511

– Đối với phần doanh thu chưa nhận được tiền hàng: thì ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh:

Nợ TK 131 – (theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh)

Có các TK 511, 711

Khi đối tác trả nốt số tiền còn lại:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (ghi nhận theo tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)

Nợ TK 635

Có các TK 131, 136, 138: theo tỷ giá ghi sổ kế toán

Có TK 515

VD: Ngày 15/5/2021 Công ty Hòa Phát nhận trước một phần tiền hàng là 100.000 USD (tỷ giá 23.200) mà bên A thanh toán, tổng giá trị đơn hàng là 150.000 USD. Nhưng đến ngày 1/6/2021, công ty Hòa Phát mới giao hàng cho bên A (tỷ giá 23.500).

  • Ngày 15/5/2021 ghi nhận tiền mà bên A trả trước theo tỷ giá 23.200 như sau:

Nợ TK 112: 100.000 x 23.200 = 2.320.000.000 (theo tỷ giá ngày hiện tại)

Có TK 131: 100.000 x 23.200 = 2.320.000.000 (theo tỷ giá ngày hiện tại)

  • Ngày 1/6/2021 khi làm xong thủ tục hải quan:

Hạch toán doanh thu tương ứng với số tiền nhận trước:

Nợ 131: 100.000 x 23.200 = 2.320.000.000 (theo tỷ giá ngày nhận trước)

Có 511: 100.000 x 23.200 = 2.320.000.000

Hạch toán phần doanh thu chưa thu được tiền:

Nợ 131: 50.000 x 23.500 = 1.175.000.000 (theo tỷ giá ngày hiện tại)

Có 511: 50.000 x 23.500 = 1.175.000.000

  • Giả sử số tiền còn lại ngày 10/6/2021 bên A thanh toán theo tỷ giá 23.000

Nợ 112: 50.000 x 23.000 = 1.150.000.000 (theo tỷ giá ngày hiện tại)

Nợ 635: 50.000 x (23.500 – 23.000) = 25.000.000 (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có 131: 50.000 x 23.500 = 1.175.000.000 (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Hạch toán chi phí phát sinh trong quá trình xuất khẩu:

Trường hợp phát sinh các chi phí trong quá trình xuất khẩu, kế toán ghi nhận vào chi phí bán hàng:
Nếu chi phí phát sinh bằng ngoại tệ:

Nợ TK 641 – ghi tăng chi phí bán hàng theo tỷ giá thực tế
Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Nợ TK 635 – Chênh lệch lỗ tỷ giá
Có TK liên quan (1112, 1122 ,331…): theo tỷ giá ghi sổ
Có TK 515 – Lãi về tỷ giá
Nếu chi phí bằng đồng Việt Nam:
Nợ TK 641 – ghi tăng chi phí bán hàng
Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK liên quan (1112, 1122, 331) số chi tiêu thực tế

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo