Ngày 26 tháng 08 năm 2016 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 133/2016/TT-BTC nhằm hướng dẫn nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời thông tư không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. Bài viết này là nội dung về các quy định liên quan đến Hạch toán hàng nhập khẩu theo thông tư 133/2016/TT-BTC, mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
hạch toán hàng nhập khẩu theo thông tư 133
1. Trường hợp hạch toán mua hàng nhập khẩu trường hợp nhập kho
Tùy vào tình hình và đặc điểm cụ thể mà các doanh nghiệp có thể tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp trực tiếp. Kế toán hạch toán theo từng trường hợp cụ thể như sau:
Cách hạch toán mua hàng nhập khẩu nhập kho đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
– Khi nhập khẩu hàng hóa mua về nhập kho dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, kế toán hạch toán:
Nợ các TK 152, 156, 611,…: Trị giá mua hàng nhập khẩu đã có thuế nhập khẩu.
Có các TK 111, 112, 331: Trị giá mua hàng nhập khẩu chưa thuế.
Có TK 3333: Trị giá thuế nhập khẩu phải nộp.
– Đồng thời kế toán phản ánh thuế GTGT phải nộp được khấu trừ, hạch toán:
Nợ TK 133: Trị giá thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Có TK 33312: Trị giá thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Cách hạch toán mua hàng nhập khẩu nhập kho đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
– Khi nhập khẩu hàng hóa mua về nhập kho dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, kế toán hạch toán:
Nợ các TK 152, 156: Trị giá mua hàng nhập khẩu đã có thuế nhập khẩu và thuế GTGT.
Có các TK 111, 112, 331: Trị giá mua hàng nhập khẩu chưa thuế.
Có TK 3333: Trị giá thuế nhập khẩu phải nộp.
Có TK 33312: Trị giá thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp.
2. Trường hợp hạch toán mua hàng nhập khẩu nhập không qua kho
Khi Mua hàng nhập khẩu về (không qua kho) sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển thẳng cho khách hàng, tùy vào từng doanh nghiệp kế toán hạch toán theo 2 phương pháp sau:
Cách hạch toán mua hàng nhập khẩu không qua kho đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
– Khi nhập khẩu hàng hóa mua về sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển thẳng cho khách hàng (không qua kho), kế toán hạch toán:
Nợ các TK 154, 157, …: Trị giá mua hàng nhập khẩu đã có thuế nhập khẩu.
Có các TK 111, 112, 331: Trị giá mua hàng nhập khẩu chưa thuế.
Có TK 3333: Trị giá thuế nhập khẩu phải nộp.
– Đồng thời phản ánh thuế GTGT phải nộp được khấu trừ, kế toán hạch toán:
Nợ TK 133: Trị giá thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Có TK 33312: Trị giá thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Cách hạch toán mua hàng nhập khẩu không qua kho đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
– Khi nhập khẩu hàng hóa mua về sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển thẳng cho khách hàng (không qua kho), kế toán hạch toán:
Nợ các TK 154,157, …: Trị giá mua hàng nhập khẩu đã có thuế nhập khẩu và thuế GTGT.
Có các TK 111, 112, 331: Trị giá mua hàng nhập khẩu chưa thuế.
Có TK 3333: Trị giá thuế nhập khẩu phải nộp.
Có TK 33312: Trị giá thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp.
– Trường hợp hàng hóa nhập khẩu mua về chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp được phản ánh vào giá gốc hàng nhập khẩu mua về.
Nợ TK 154: Tổng trị giá hàng nhập khẩu đã có thuế.
Có TK 331: Trị giá tiền phải trả.
Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu phải nộp.
3. Ví dụ hạch toán mua hàng nhập khẩu theo TT133
Ví dụ 1: Hạch toán mua hàng nhập khẩu nhập kho đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Có số liệu như sau:
Ngày 01/04/2019, Công ty Mai Linh nhập khẩu từ Mỹ 1 lô hàng của công ty T&T về nhập kho, cụ thể:
– Mua 20 ô tô cứu thương, đơn giá 200 nghìn USD/chiếc, thuế suất thuế NK là 15%, thuế suất thuế GTGT là 10%(mặt hàng này không thuộc diện chịu thuế TTĐB).
– Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
– Tỷ giá bình quân liên Ngân hàng tại thời điểm giao dịch mua bán là 20.000 VNĐ/USD.
- Trị giá lô hàng nhập khẩu = 20 * 200.000 USD * 20.000 VNĐ/USD = 80.000.000.000 VNĐ.
- Thuế nhập khẩu = 80.000.000.000 VNĐ * 15% = 12.000.000.000 VNĐ.
- Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (80.000.000.000 VNĐ + 12.000.000.000 VNĐ) * 10% = 9.200.000.000 VNĐ.
– Khi nhập khẩu ô tô mua về nhập kho dùng cho kinh doanh, kế toán hạch toán:
Nợ TK 156 : 92.000.000.000 VNĐ
Có TK 331 (công ty T&T): 80.000.000.000 VNĐ
Có TK 3333: 12.000.000.000 VNĐ.
– Thuế GTGT phải nộp được khấu trừ, kế toán hạch toán:
Nợ TK 133: 9.200.000.000 VNĐ
Có TK 33312: 9.200.000.000 VNĐ.
Ví dụ 2: Hạch toán mua hàng nhập khẩu nhập kho đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Có số liệu như sau:
Ngày 05/04/2019, Công ty Thanh Mai nhập khẩu từ Thái Lan 1 lô hàng của công ty HM về nhập kho, cụ thể:
– Mua 1000 sản phẩm A, đơn giá 100 USD/sản phẩm, thuế suất thuế NK là 15%, thuế suất thuế GTGT là 10% (mặt hàng này không thuộc diện chịu thuế TTĐB).
– Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
– Tỷ giá bình quân liên Ngân hàng tại thời điểm giao dịch mua bán là 20.000 VNĐ/USD.
- Trị giá lô hàng nhập khẩu = 1.000 * 100 USD* 20.000 VNĐ/USD = 2.000.000.000 VNĐ.
- Thuế nhập khẩu = 2.000.000.000 VNĐ * 15% = 300.000.000 VNĐ.
- Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (2.000.000.000 VNĐ + 300.000.000 VNĐ) * 10% = 230.000.000 VNĐ.
Khi nhập khẩu lô hàng A về nhập kho, kế toán hạch toán:
Nợ TK 156: 2.530.000.000 VNĐ.
Có 331 (công ty HM): 2.000.000.000 VNĐ.
Có TK 3333: 300.000.000 VNĐ.
Có TK 33312: 230.000.000 VNĐ.
Ví dụ 3: Hạch toán mua hàng nhập khẩu không qua kho đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Có số liệu như sau:
Ngày 20/04/2019, Công ty Bảo An nhập khẩu từ Anh 1 lô hàng của công ty AC về chuyển thẳng cho khách hàng như sau:
– Mua 10 sản phẩm B, đơn giá 1000 USD/sản phẩm, thuế suất thuế NK là 15%, thuế suất thuế GTGT là 10% (mặt hàng này không thuộc diện chịu thuế TTĐB).
– Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp Khấu trừ.
– Tỷ giá bình quân liên Ngân hàng tại thời điểm giao dịch mua bán là 20.820 VNĐ/USD.
- Trị giá lô hàng nhập khẩu = 10 * 1.000 USD * 20.820 VNĐ/USD = 208.200.000 VNĐ.
- Thuế nhập khẩu = 208.200.000 VNĐ * 15% = 31.230.000 VNĐ.
- Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (208.200.000 VNĐ + 31.230.000 VNĐ) * 10% = 23.943.000 VNĐ.
– Khi nhập khẩu lô hàng B mua về giao ngay cho khách hàng (không qua kho), khách hàng chưa nhận được hàng, kế toán hạch toán:
Nợ TK 157: 239.430.000 VNĐ.
Có TK 331 (công ty AC): 208.200.000 VNĐ
Có TK 3333: 31.230.000 VNĐ.
– Thuế GTGT phải nộp được khấu trừ, kế toán hạch toán:
Nợ TK 133: 23.943.000 VNĐ.
Có TK 33312: 23.943.000 VNĐ.
Trên đây là bài viết Hạch toán hàng nhập khẩu theo thông tư 133/2016/TT-BTC. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận