Ngày 26 tháng 08 năm 2016 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 133/2016/TT-BTC nhằm hướng dẫn nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời thông tư không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. Bài viết này là nội dung về các quy định liên quan đến Hạch toán bán phế liệu theo thông tư 133/2016/TT-BTC, mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
hạch toán bán phế liệu theo thông tư 133
1. Phế liệu thu hồi nhập kho là gì?
Phế liệu thu hồi nhập kho, Đây là những vật dụng bị thải ra trong quá trình sản xuất và được doanh nghiệp thu hồi lại, tái sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho một quá trình sản xuất khác. Tại các doanh nghiệp sản xuất, việc xuất hiện phế liệu trong quá trình sản xuất là điều dễ hiểu nên việc thu hồi phế liệu vừa là cách thức giúp tiết kiệm chi phí, vừa là giải pháp tránh lãng phí và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, trước khi đưa vào sử dụng ở quy trình sản xuất tiếp theo, kế toán doanh nghiệp thường tập hợp và ghi nhận nhập kho các phế liệu. Đây là cách thức để đảm bảo việc tính giá thành, chi phí sản xuất và một số thông tin kế toán tương tự về sau sẽ đảm bảo tính chính xác.
Một trường hợp phế liệu thường gặp khác là khi thanh lý tài sản cố định, có một số phần được tận dụng lại dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ví dụ:
Công ty thủy sản ACB là công ty chuyên bế biến thủy sản như cá tra, tôm, cá ngừ đại dương ….. Sau khi chế biến cá thì chỉ bán phần thịt cá còn phần: đầu cá, đuôi cá, lòng cá …. Thì doanh nghiệp thường sẽ bán cho các cá nhân hoặc các Doanh nghiệp thu mua trong nước khác. Vậy nếu trong trường hợp trên kế toán sẽ ghi nhận vào sổ sách kế toán như thế nào.
Ví dụ:
Công ty B là công ty cơ khí chuyên sản xuất các thiết bị máy công nghiệp như: máy xấy; bồn chứa nước, nguyên vật liệu chính trong quá trình sản xuất thiết bị là sắt thép tấm, ống inox …. Trong quá trình sản xuất sẽ cắt các tấm thép, ống thép theo các kích thước khác nhau nên có rất nhiều phế liệu như sắt thép …. Vậy kế toán sẽ hạch toán như thế nào.
2. Hồ sơ ghi nhận các bút toán bán phế phẩm, phế liệu
Hợp đồng bán hàng.
Chứng từ thu tiền: Phiếu thu; Giấy báo có.
Chứng minh nhân dân bản photo công chứng nếu bán cho cá nhân để doanh nghiệp lưu hồ sơ.
3. Hạch toán phế liệu trong quá trình sản xuất
Sau khi tính giá trị thu hồi của số phế liệu nhập kho, kế toán định khoản:
Nợ TK 152: Nguyên/vật liệu được tính theo giá thu hồi
Có TK 154: Chi phí sản xuất dở dang
Nếu doanh nghiệp thu hồi phế liệu và bán luôn mà không qua bước nhập kho thì kế toán sẽ ghi nhận bằng bút toán:
Nợ TK 111, 112, 131,… (tổng giá thanh toán)
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 154: Chi phí sản xuất còn dở dang
Khi bán phế liệu
Căn cứ vào điều 79 Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi doanh nghiệp bán phế liệu thu hồi nhập kho, ghi nhận doanh thu vào tài khoản 5118 – Doanh thu khác. Đây là tài khoản dùng để phản ánh các khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, bán thành phẩm, cung cấp dịch vụ như: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán công cụ, dụng cụ và các khoản doanh thu khác.
Trường hợp doanh nghiệp thu hồi phế liệu, bán phế liệu sau khi nhập kho, ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131, 111, 112…
Có TK 511 (5118): Doanh thu khác
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp
Ghi nhận giá vốn của phế liệu đã bán, hạch toán
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 152: Phế liệu thu hồi nhập kho
Các bút toán hạch toán phế liệu nhập kho thực tế không quá phức tạp.
Tuy nhiên, nếu kế toán phải thực hiện một loạt các bút toán hạch toán vì phế liệu thu hồi nhập kho của doanh nghiệp đa dạng chủng loại thì ít nhiều cũng gặp khó khăn.
Tính giá xuất kho theo nhiều phương pháp: Tự động tính giá xuất kho theo nhiều phương pháp: Bình quân cuối kì, Bình quân tức thời… và tính giá xuất cho từng hàng hóa, hay tất cả hàng hóa cùng một lúc, tính giá theo từng kho hay không theo kho, tính giá theo từng kỳ…
Quản lý hàng hóa theo nhiều đơn vị tính: Khi nhập kho, xuất kho VTHH chương trình sẽ tự động quy đổi từ đơn vị chuyển đổi về đơn vị chính để quản lý tồn kho theo từng đơn vị tính và thiết lập số tồn tối thiểu của từng mặt hàng để đơn vị có kế hoạch mua thêm hàng khi đã gần đến số tồn tối thiểu.
4. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu mới nhất theo quy định hiện hành
Trên thực tế, trong giai đoạn hiện nay, ta nhận thấy, việc ghi nhận doanh thu của các tổ chức sẽ cần phải tuân thủ đúng những nguyên tắc kế toán mà nhà nước đã quy định cụ thể, tùy thuộc từng lĩnh vực mà cũng có những nguyên tắc ghi nhận doanh thu khác nhau, cụ thể như sau:
Doanh thu bán hàng
Điều kiện để ghi nhận doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp bao gồm các điều kiện cơ bản như sau:
Điều kiện để ghi nhận doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp là doanh nghiệp đó phải đã chuyển giao phần lớn rủi ro cũng như lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho các chủ thể là người mua.
Điều kiện để ghi nhận doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp là doanh nghiệp đó không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hay quyền kiểm soát hàng hóa.
Điều kiện để ghi nhận doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp là doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Điều kiện để ghi nhận doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp là doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
Điều kiện để ghi nhận doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp là doanh nghiệp cần xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Doanh thu cung cấp dịch vụ
Với việc cung cấp dịch vụ thì doanh thu được ghi nhận khi đảm bảo các yêu cầu cụ thể như sau:
+ Với việc cung cấp dịch vụ thì doanh thu được ghi nhận khi doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
+ Với việc cung cấp dịch vụ thì doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp đã hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
+ Với việc cung cấp dịch vụ thì doanh thu được ghi nhận khi xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm lập báo cáo.
+ Với việc cung cấp dịch vụ thì doanh thu được ghi nhận khi xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch cũng như chi phí để nhằm mục đích có thể hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
Doanh thu từ việc bán bất động sản
Hiện nay, căn cứ theo quy định pháp luật, với lĩnh vực bất động sản, việc ghi nhận doanh thu cần đảm bảo các điều kiện sau:
+ Với lĩnh vực bất động sản, việc ghi nhận doanh thu cần đảm bảo điều kiện bất động sản đã được hoàn thành toàn bộ cũng như bàn giao cho người mua, doanh nghiệp đã chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu bất động sản cho chủ thể là người mua.
+ Với lĩnh vực bất động sản, việc ghi nhận doanh thu cần đảm bảo điều kiện doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý bất động sản như người sở hữu bất động sản hay quyền kiểm soát bất động sản.
+ Với lĩnh vực bất động sản, việc ghi nhận doanh thu cần đảm bảo điều kiện doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
+ Với lĩnh vực bất động sản, việc ghi nhận doanh thu cần đảm bảo điều kiện doanh nghiệp đã thu được hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán bất động sản.
+ Với lĩnh vực bất động sản, việc ghi nhận doanh thu cần đảm bảo điều kiện xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán bất động sản,
Khi đã đáp ứng đủ các điều kiện nay, thì các doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản mới ghi nhận doanh thu của mình.
5. Thời điểm ghi nhận doanh thu
Ta nhận thấy rằng, thời điểm ghi nhận doanh thu có khác nhau ở một số trường hợp khác nhau, cụ thể những trường hợp phổ biến như sau:
Trường hợp Ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ
Thời điểm xác định doanh thu chịu thuế được biết đến chính là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm xác định doanh thu chịu thuế là thời điểm viết hóa đơn dịch vụ. (Nếu thời điểm viết hóa đơn xảy ra trước thì lấy thời điểm viết hóa đơn, trừ dịch vụ vận tải hàng không).
Trường hợp 2: Doanh thu hoạt động thương mại:
Trong trường hợp doanh thu hoạt động thương mại thì thời điểm ghi nhận doanh thu chịu thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho các chủ thể là người mua.
Trường hợp 3: Doanh thu bán bất động sản:
Khi bàn giao bất động sản thì ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán lại thuế và ghi nhận chi phí liên quan hoạt động bán bất động sản được trừ theo mức khống chế theo quy định vào năm đầu tiên bàn giao bất động sản đó.
Trường hợp 4: Doanh thu trong hoạt động xây lắp:
Trong trường hợp doanh thu hoạt động thương mại thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng của hoạt động xây lắp là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền chính.
Căn cứ vào mục đích thực hiện việc ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau dựa vào từng tình huống cụ thể. Doanh thu tính thuế trên thực tế chỉ được sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật hiện hành. Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán được dùng để nhằm mục đích lập Báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tùy theo từng trường hợp thì sẽ không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng.
Trên đây là bài viết Hạch toán bán phế liệu theo thông tư 133/2016/TT-BTC. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận