Pháp luật cho phép chủ sở hữu tài sản được ủy quyền cho người khác. Đối với xe ô tô cũng vậy, người sở hữu xe ô tô hoàn toàn có thể uỷ quyền xe cho người khác theo thoả thuận của hai bên. Tuy nhiên người được uỷ quyền có được sang tên giấy uỷ quyền cho người khác hay không? Do đó, bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về Ủy quyền xe ô tô cần những giấy tờ gì? (Cập nhật 2024).
Giấy ủy quyền sang tên xe ô tô
1. Uỷ quyền là gì?
Uỷ quyền được hiểu là cá nhân hoặc tổ chức cho phép cá nhân hoặc tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó, tuy nhiên họ vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép hay uỷ quyền đó. Đồng thời, ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, đồng thời nó cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại.
Có thể thấy, ủy quyền là một hình thức chuyển giao cho cá nhân, tổ chức khác thay mình đảm nhận các nhiệm vụ, công việc, quyền hạn cụ thể. Việc ủy quyền được thực hiện khi bản thân người ủy quyền không trực tiếp thực hiện được công việc đó. Pháp luật luôn tôn trọng, thừa nhận các hình thức ủy quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia giao dịch dân sự.
2. Giấy uỷ quyền là gì?
Giấy ủy quyền là mẫu giấy được sử dụng khá phổ biến trong các cơ quan, doanh nghiệp muốn ủy quyền cho các cá nhân hay tập thể nào đó thực hiện công việc được bàn giao.
Giấy này ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định một người khác/tổ chức khác được đại diện cho mình thực hiện một hoặc một vài công việc trong phạm vi ủy quyền.
Theo quy định hiện nay, việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi các nguyên tắc, quy định nghiêm ngặt, không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy (khác với hợp đồng ủy quyền phải có mặt và sự đồng ý của cả 02 bên, bên nhận ủy quyền phải làm công việc được ủy quyền một cách bắt buộc).
Bởi vậy, những công việc được thực hiện bằng Giấy ủy quyền thường có tính chất đơn giản. Những công việc phức tạp, đòi hỏi bắt buộc phải thực hiện nên sử dụng hợp đồng ủy quyền.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định một số trường hợp không được phép ủy quyền, gồm:
- Đăng ký kết hôn, ly hôn
- Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng
- Lập di chúc của mình
- Cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2.
Giấy uỷ quyền là gì?
3. Làm giấy uỷ quyền ô tô ở đâu?
Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền như sau:
“1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền; công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ; giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này; hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.”
Bạn có thể thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền sử dụng xe ô tô tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng nơi bạn và em gái bạn cư trú. Pháp luật hiện nay vẫn cho phép việc công chứng hợp đồng ủy quyền vắng mặt một phía nhưng việc thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền phải diễn ra hai lần, thực hiện ở hai nơi.
4. Giấy tờ cần thiết làm giấy uỷ quyền xe ô tô
Tùy vào từng trường hợp cũng như mối quan hệ mà chứng từ cần có để công chứng ủy quyền cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như:
Bên ủy quyền là vợ/ chồng
Với trường hợp này, bạn sẽ cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:
- Chứng minh thư, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
- Sổ hộ khẩu của cả hai bên
- Giấy đăng ký kết hôn
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản ( nhà, đất, ôtô …) Hoặc giấy tờ làm căn cứ ủy quyền khác ( Giấy Đăng ký kinh doanh, Giấy mời, Giấy triệu tập…)
- Hợp đồng ủy quyền với nội dung ủy quyền lại chức năng bán ( nếu có)
Bên ủy quyền có quan hệ gia đình
- Chứng minh thư, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
- Sổ hộ khẩu
- Hợp đồng ủy quyền có nội dung liên quan đến việc ủy quyền mua bán
- Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân hiện tại
Bên ủy quyền có quan hệ khác
- Chứng minh thư, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
- Sổ hộ khẩu của cả hai bên
- Hợp đồng ủy quyền có nội dung liên quan đến việc ủy quyền mua bán
- Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân hiện tại
5. Giấy uỷ quyền ô tô có sang tên được không?
Giấy uỷ quyền ô tô có sang tên được không?
Về bản chất hợp đồng ủy quyền chỉ thay mặt chủ xe quản lý, sử dụng chiếc xe, chiếc xe vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ xe cũ, chính vì thế về vấn đề sang tên xe khi chỉ có giấy ủy quyền sử dụng xe thì không được vì chỉ chủ sở hữu xe mới có quyền sang tên xe. Trong trường hợp bạn muốn sở hữu thì phải làm hợp đồng mua bán xe.
Trong trường hợp trên, giấy ủy quyền có ghi rõ “bên được uỷ quyền chỉ sở hữu xe khi đã làm thủ tục đăng kí sang tên”. Theo đó, giấy ủy quyền không cho phép người được ủy quyền được bán chiếc máy mà chỉ được sử dụng và sở hữu chiếc xe khi đã làm thủ tục đăng ký sang tên. Khi người được ủy quyền chưa làm thủ tục đăng ký sang tên xe thì chiếc xe vẫn thuộc quyền sở hữu của người chủ cũ, do đó bạn không thể bán chiếc xe này cho người khác.
Như vậy, để sang tên xe theo giấy ủy quyền thì trong giấy ủy quyền phải có nội dung ủy quyền sở hữu cho người được ủy quyền và người được ủy quyền sẽ phải làm thủ tục sang tên trong thời hạn ủy quyền để thay đổi chủ sở hữu của chiếc xe.
6. Tác dụng của giấy uỷ quyền xe ô tô
Một số lợi ích của giấy ủy quyền xe ô tô có lợi hơn so với hợp đồng. Lưu ý nếu muốn đảm bảo về tính pháp lý thì cần làm giấy ủy quyền tại văn phòng công chứng.
- Trong thời gian, thời hạn của của giấy ủy quyền thì bên được ủy quyền sẽ không phải làm thủ tục đổi chủ, sang tên của mình. Và tất nhiên sẽ không bị giới hạn trong thời gian 30 ngày kể từ ngày lập hợp đồng như hợp đồng mua bán xe.
- Bên được ủy quyền sẽ có đầy đủ các quyền như của chủ xe như: quyền định đoạt, quyền sử dụng và quyền chiếm hữu.
- Do giấy ủy quyền xe ô tô có tác dụng tương đương hợp đồng, nên bên ủy quyền không thể đơn phương chấm dứt không cho bên được ủy quyền không được mượn xe nữa. Chỉ có thể hủy giao kèo thi cả hai cùng ra văn phòng công chứng để làm việc.
7. Các câu hỏi thường gặp
Uỷ quyền là gì và tại sao nó quan trọng?
- Uỷ quyền là hình thức cho phép cá nhân hoặc tổ chức chuyển giao quyền đại diện để thực hiện một hành động pháp lý. Nó quan trọng để tạo thuận lợi trong các giao dịch dân sự, đảm bảo người đại diện và người được đại diện đều chịu trách nhiệm, và tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ giữa họ.
Giấy ủy quyền là gì và có đặc điểm gì?
- Giấy ủy quyền là một loại văn bản ghi nhận sự cho phép cá nhân hoặc tổ chức khác đại diện thực hiện một số công việc cụ thể. Nó không đòi hỏi sự đồng ý của bên nhận ủy quyền và thường có tính chất đơn giản. Giấy ủy quyền không bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện công việc ghi trong giấy, khác với hợp đồng ủy quyền.
Nơi nào có thể làm giấy ủy quyền ô tô?
- Theo quy định của Điều 55 Luật Công chứng 2014, bạn có thể làm giấy ủy quyền ô tô tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng nơi bạn hoặc người được ủy quyền cư trú. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể đến cùng một tổ chức công chứng, mỗi bên có thể yêu cầu công chứng tại nơi cư trú của mình.
Giấy ủy quyền ô tô có thể sử dụng để sang tên được không?
- Không, giấy ủy quyền ô tô chỉ cho phép người được ủy quyền sử dụng và quản lý chiếc xe, nhưng không có quyền sang tên xe. Chỉ chủ sở hữu xe mới có thể thực hiện thủ tục sang tên. Giấy ủy quyền cần có nội dung ủy quyền sở hữu và người được ủy quyền phải làm thủ tục sang tên trong thời hạn ủy quyền để thay đổi chủ sở hữu của xe.
Trên đây là tất cả thông tin về Ủy quyền xe ô tô cần những giấy tờ gì? (Cập nhật 2023) mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!
Nội dung bài viết:
Bình luận