Giấy tạm trú tạm vắng có thời hạn bao lâu? [Cập nhật 2024]

Tạm trú tạm vắng được hiểu là việc tạm thời rời đi và đến ở tạm một nơi khác không phải là nơi ở đã được đăng ký trước đó của một cá nhân. Giấy tạm trú tạm vắng có thời hạn bao lâu? Hồ sơ đăng ký tạm trú tạm vắng cần những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC để hiểu rõ vấn đề này nhé.

Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi muốn gửi tới quý độc về vấn đề giấy tạm trú tạm vắng có thời hạn bao lâu?

giay-tam-tru-tam-vang-co-thoi-han-bao-lau

Giấy tạm trú tạm vắng có thời hạn bao lâu?

1. Tạm trú tạm vắng là gì?

Tạm trú là việc công dân tạm sinh sống ở một nơi khác ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập trong một khoản thời gian nhất định. Theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Luật cư trú năm 2020 thì nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

Theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật cư trú năm 2020 thì tạm vắng là việc công dân vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định.

Như vậy, tạm trú tạm vắng được hiểu là việc tạm thời rời đi và đến ở tạm một nơi khác không phải là nơi ở đã được đăng ký trước đó của một cá nhân.

2. Giấy tạm trú tạm vắng có thời hạn bao lâu?

Căn cứ vào điều 27 về điều kiện đăng ký tạm trú

  1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
  2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.

Như vậy giấy tạm trú có thời hạn 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.

3. Thủ tục đăng ký tạm trú

Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Thủ tục khai báo tạm vắng

Trước khi đi khỏi nơi cư trú, người quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 31 Luật cư trú năm 2020 phải đến khai báo tạm vắng tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú; khi đến khai báo tạm vắng phải nộp đề nghị khai báo tạm vắng và văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý, giáo dục người đó.

Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra nội dung khai báo. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị khai báo tạm vắng, cơ quan đăng ký cư trú cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân; trường hợp phức tạp thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 02 ngày làm việc.

Người quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 31 Luật cư trú năm 2020 có thể đến khai báo tạm vắng trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú hoặc khai báo qua điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Trường hợp người quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Luật cư trú năm 2020 là người chưa thành niên thì người thực hiện khai báo là cha, mẹ hoặc người giám hộ.

5. Hồ sơ đăng ký tạm trú tạm vắng cần những gì?

Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:

+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Hồ sơ khai báo tạm vắng bao gồm:

+ Đơn đề nghị khai báo tạm vắng và văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý, giáo dục người đó.

+ Phiếu khai báo tạm vắng

+ Xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân

Trường hợp là người chưa thành niên thì người thực hiện khai báo là cha, mẹ hoặc người giám hộ

6. Các câu hỏi thường gặp

Các bước thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú tạm vắng

Tùy thuộc vào các đối tượng có nhu cầu đăng ký tạm trú hoặc là những đối tượng thuộc diện phải đăng ký tạm vắng theo quy định của pháp luật sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo như nội dung đã nêu ở mục trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú, tạm vắng

Người có nhu cầu đăng ký sẽ nộp hồ sơ tại công an xã, phường, trị trấn nơi tạm trú, tạm vắng. Sau đó cán bộ có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và đối chiếu theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì sẽ trao giấy biên nhận cho người nộp, nếu hồ sơ chưa đầy đủ sẽ yêu cầu sửa đổi bổ sung, nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì sẽ trả lời bằng văn bản trong đó có nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký tạm trú

Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì công dân sẽ nộp lệ phí và nhận phiếu tạm trú hoặc là sổ tạm trú theo quy định.

Phạt khi không đăng ký tạm trú?

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Điều 9. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;

Đối tượng phải khai báo tạm vắng?

Những người thuộc diện như sau phải đăng ký tạm vắng theo quy định của pháp luật, bao gồm:

– Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

– Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi khai báo tạm vắng bao gồm?

– Chứng minh nhân dân thư;

– Phiếu khai báo tạm vắng;

– Sổ hộ khẩu (bản sao);

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về về giấy tạm trú tạm vắng có thời hạn bao lâu? để quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

✅ Thời hạn: Giấy tạm trú tạm vắng
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo