Hiện nay, công tác phòng cháy chữa cháy là một công tác hết sức quan trọng, bởi phòng cháy chữa cháy giúp làm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro mà cháy nổ gây ra về người và tài sản của công nhân, tập thể và Nhà nước. Phòng cháy chữa cháy là công cuộc chung có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc sống con người và với môi trường làm việc ở Việt Nam cùng những thất thường về thời tiết như bây giờ. Một số cơ sở, dự án, công trình bắt buộc thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép về PCCC. Bài viết này ACC cung cấp thông tin về thủ tục giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng
ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ thủ tục xin cấp giấy phép PCCC cho nhà hàng. Mời bạn tham khảo chi tiết về dịch vụ này:
1. Khái niệm PCCC, giấy chứng nhận PCCC
Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là tổng hợp các biện pháp, giải pháp kỹ thuật nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ, đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp cho công tác cứu người, cứu tài sản, chữa cháy, chống cháy lan hiệu quả và làm giảm thiểu tối đa các thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
Giấy chứng nhận PCCC là tài liệu pháp lý chứng minh đối tượng được cấp đã đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật. Đây là giấy phép con phổ biến được quy định là một trong những điều kiện bắt buộc khi chủ đầu tư, chủ phương tiện thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xin phép xây dựng, xin phép chế tạo hoặc hoán cải một số phương tiện.
Quy định về PCCC đối với nhà hàng
Nhà hàng là nơi công cộng, nếu phát sinh những tình huống khẩn cấp sẽ ảnh hưởng đến nhiều người, do đó pháp luật Việt Nam có đặt ra tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn quy định về phòng cháy chữa cháy đối với nhà hàng.
Theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2003 thì nhà hàng có thể được xem là một cơ sở. Cơ sở là từ gọi chung cho nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác. Theo quy định tại Điều 20 Luật Phòng cháy chữa cháy thì nhà hàng được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt động và cần thiết có phương án phòng cháy và chữa cháy độc lập phải thực hiện các yêu cầu cơ bản sau đây:
- Có quy định, nội quy về an toàn phòng cháy và chữa cháy;
- Có các biện pháp về phòng cháy;
- Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở;
- Có lực lượng, phương tiện và các điều kiện khác đáp ứng yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy;
- Có phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan;
- Bố trí kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy;
- Có hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Đối với các nhà hàng không thuộc diện này thì thực hiện các yêu cầu về phòng cháy phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của nhà hàng đó. Ngoài những yêu cầu chung như trên, nhà hàng còn phải có phương án thoát nạn; có lực lượng hướng dẫn, trợ giúp cho mọi người, đặc biệt đối với những người không có khả năng tự thoát nạn; có phương án phối hợp với các lực lượng khác để chữa cháy.
Khi tiến hành kinh doanh nhà hàng, chủ nhà hàng nên chú ý, nắm bắt thông tin để đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với các yêu cầu phòng cháy chữa cháy của pháp luật.
2. Các trường hợp phải làm thủ tục xin cấp giấy phép PCCC
- Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.
- Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường dạy nghề, trường phổ thông và các loại trường khác có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên.
- Bệnh viện cấp huyện trở lên; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên.
- Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có sức chứa từ 200 chỗ ngồi trở lên; sân vận động ngoài trời có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
- Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà lưu trữ cấp tỉnh trở lên; nhà hội chợ, di tích lịch sử, công trình văn hóa khác cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Chợ kiên cố cấp huyện trở lên; chợ khác, trung tâm thương mại, siêu thị có tổng diện tích gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
- Công trình phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông cấp huyện trở lên.
- Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và cấp tỉnh trở lên thuộc mọi lĩnh vực.
- Cảng hàng không; cảng biển, cảng đường thủy nội địa từ cấp IV trở lên; bến xe ô tô cấp huyện trở lên; nhà ga đường sắt có tổng diện tích sàn từ 500 m2 trở lên.
- Nhà chung cư cao 05 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước cấp xã trở lên; trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Công trình tàu điện ngầm; hầm đường sắt có chiều dài từ 2.000 m trở lên; hầm đường bộ có chiều dài từ 100 m trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 05 chỗ trở lên; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
- Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; công trình xuất nhập, chế biến, bảo quản, vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp.
- Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
- Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.
- Nhà máy điện (hạt nhân, nhiệt điện, thủy điện, phong điện...) trạm biến áp có điện áp từ 110 KV trở lên.
- Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
- Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
- Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
Theo danh mục này, có thể thấy nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống không thuộc một trong các đối tượng nằm trong danh mục phải thông báo phòng cháy chữa cháy, do vậy đối với trường hợp này thì không cần làm thủ tục thông báo đủ điều kiện về giấy phép phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo an toàn cho việc kinh doanh, khách hàng thì các nhà hàng cũng nên thực hiện các buổi tập huấn PCCC cho ban quản lý, nhân viên và tranh bị các thiết bị PCCC như: Bình chữa cháy; Nội quy tiêu lệnh PCCC; Đèn exit, đèn sự cố; Hệ thống báo cháy; ….
Các cơ sở phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
- Giấy phép phòng cháy chữa cháy là loại giấy phổ biến, cần thiết cho cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy mới được hoạt động. Phụ lục IV đính kèm Nghị định số 79/2014 liệt kê danh mục dự án, công trình do cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
- Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.
- Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường dạy nghề, trường phổ thông và các loại trường khác có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên.
Bệnh viện cấp huyện trở lên; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên. - Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có sức chứa từ 200 chỗ ngồi trở lên; sân vận động ngoài trời có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
- Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà lưu trữ cấp tỉnh trở lên; nhà hội chợ, di tích lịch sử, công trình văn hóa khác cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Chợ kiên cố cấp huyện trở lên; chợ khác, trung tâm thương mại, siêu thị có tổng diện tích gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
- Công trình phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông cấp huyện trở lên.
- Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và cấp tỉnh trở lên thuộc mọi lĩnh vực.
- Cảng hàng không; cảng biển, cảng đường thủy nội địa từ cấp IV trở lên; bến xe ô tô cấp huyện trở lên; nhà ga đường sắt có tổng diện tích sàn từ 500 m2 trở lên.
- Nhà chung cư cao 05 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước cấp xã trở lên; trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Công trình tàu điện ngầm; hầm đường sắt có chiều dài từ 2.000 m trở lên; hầm đường bộ có chiều dài từ 100 m trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 05 chỗ trở lên; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
- Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; công trình xuất nhập, chế biến, bảo quản, vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp.
- Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
- Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.
- Nhà máy điện (hạt nhân, nhiệt điện, thủy điện, phong điện...) trạm biến áp có điện áp từ 110 KV trở lên.
- Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
- Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
- Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt
Trong danh mục này không liệt kê trực tiếp nhà hàng. Tuy nhiên theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP thì nhà hàng là một dạng của công trình công cộng. Do đó nếu nhà hàng có có khối tích từ 1000m3 trở lên thì phải được cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy. Như vậy nếu nhà hàng có khối tích từ 1000m3 trở lên thì phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy. Những nhà hàng không thuộc diện này thì không cần phải xin giấy phép. Tuy nhiên, nhà hàng cũng nên có phương thức và các phương tiện phòng cháy chữa cháy phù hợp nhằm đảm bảo an toàn.
3. Mẫu giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng
Khi thuộc diện phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy, nếu nhà hàng đáp ứng được các điều kiện pháp luật quy định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp một mẫu giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng. Loại giấy này có ý nghĩa quan trọng, là một trong những căn cứ để nhà hàng bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình. Mẫu giấy phép phòng cháy chữa cháy được quy định tại Phụ lục Thông tư 66/2014/TT-BCA
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp; (2) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp Giấy xác nhận; (3) Tên doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; (4) Chức danh của người ký giấy.Ghi chú: Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy in trên giấy khổ A4; khung viền kép, hai nét đều nhau, màu đỏ; nền giấy màu xanh nhạt, ở giữa có hình Công an hiệu.
Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Phòng Cháy Chữa Cháy Cho Nhà Hàng
Khi nhà hàng thuộc danh mục tại Phụ lục IV đính kèm Nghị định số 79/2014 mà chúng tôi đã liệt kê ở trên, nhà hàng cần tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng.
Trước tiên, nhà hàng cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm những loại giấy tờ cần thiết, bao gồm: Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo); Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền; Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình; Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nhà hàng sẽ tiến hành thủ tục nộp hồ sơ để xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy cho nhà hàng.
- Bước 1: Nộp hồ sơ cho Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh. Lưu ý là có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền nêu trên sẽ tiến hành tiếp nhận và thẩm duyệt hồ sơ
- Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền trả kết quả thẩm duyệt hồ sơ. Theo Nghị định 79/2014 thì thời hạn duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm A; không quá 05 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và C.
4. Những biện pháp PCCC cần thiết cho nhà hàng
- Hệ thống thoát hút khói: các nhà hàng phải có ít nhất hai lối thoát khói để hỗ trợ lẫn nhau. Các hệ thống khói rất dễ mùi và dầu mợ. Đây là nơi tích tụ hầu hết dầu mỡ, khi nhiệt độ cao dầu mỡ rất dễ bén cháy gây hỏa hoạn.
- Hệ thống báo động và chữa cháy tự động: hệ thống chữa cháy là một thành phần thiết yếu ở bất cứ công trình nào. Theo hiệp hội an toàn phòng cháy chữa cháy quốc tế NFPA – hệ thống báo động và chữa cháy phải được kiểm tra ít nhất hai năm một lần. Hệ thống chữa cháy tự động phải được lên bản thảo thiết kế cùng với những hạng mục khác trong công trình. Hệ thống chữa cháy tự động cùng với báo động phải hoạt động nhịp nhàng khi có sự cố xảy ra.
- Với các đám cháy nhỏ, nhân viên có thể áp dụng khắc phục sự cố tại chỗ bằng cách sử dụng các thiết bị chữa cháy cầm tay, kết hợp với việc đưa mọi người rời khỏi đám cháy. Tất cả nhân viên trong nhà hàng phải được tập huấn về 4 bước tiêu lệnh chữa cháy:
- Báo động
- Cúp cầu dao điện
- Dùng thiết bị chữa cháy tại chỗ
- Điện thoại 114 – đội chữa cháy chuyên nghiệp
Với các đám cháy lớn, lập tức báo động đưa tất cả mọi người ra ngoài bằng lối thoát hiểm, lối thoát hiểm chỉ nên sử dụng cửa chống cháy chuyên dụng không ổ khóa để mọi người có thể thoát ra ngoài khi có sự cố xảy ra.
5. Những câu hỏi thường gặp.
Cơ quan cấp phép phòng cháy chữa cháy?
Vậy, cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm cấp phép phòng cháy chữa cháy. Theo quy định tại Khoản 5 điều 7 Thông tư 66/2014/TT-BCA thì Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình. Chủ nhà hàng khi nộp hồ sơ nên lưu ý nộp hồ sơ đúng cơ quan có thẩm quyền để không phải bị trả hồ sơ, kéo dài thời gian cấp giấy phép.
Phí xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng?
Do thủ tục xin giấy phép phòng cháy, chữa cháy cho nhà hàng là một thủ tục hành chính. Do đó, chủ nhà hàng khi tiến hành thủ tục này thì cần thiết phải trả một khoản phí cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các mức phí liên quan đến thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy được quy định cụ thể tại Thông tư 258/2016/TT-BTC. Theo điều 5 Thông tư này thì mức phí tối thiểu cho một dự án là 500.000 đồng và mức tối đa là 150.000.000 đồng/ dự án.
Nhà hàng không có giấy phép phòng cháy chữa cháy bị xử phạt như thế nào?
Khi nhà hàng không có giấy phép phòng cháy chữa cháy thì sẽ bị xử phạt. Cụ thể, Điều 35 nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong đó có lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy:
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức thi công, xây dựng công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy. Đồng thời buộc tổ chức để cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng trọn gói của Luật ACC?
Luật ACC có cung cấp dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng trọn gói. Với đội ngũ chuyên viên có trình độ, Luật ACC tự tin mình có thể thực hiện thủ tục nhanh chóng và hỗ trợ khách hàng với chi phí ưu đãi nhất. Nếu bạn có nhu cầu xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng thì hãy liên hệ Luật ACC để được tư vấn cụ thể.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng. Đây là một trong những vấn đề quan trọng trong vấn đề pháp lý cũng như có ý nghĩa trong thực tế hàng ngày. Nếu như còn bất cứ điều gì thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp tới các chuyên viên của ACC để được tư vấn cụ thể hơn.
✅ Thủ tục: | ⭕ giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng |
✅ Cập nhật: | ⭐ 2022 |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận