Thủ tục làm Giấy phép kinh doanh Quán Phở (Cập nhật 2023)

Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực nước ta. Để mở quán phở thành công, ngoài những bí quyết kinh doanh, thì chủ cửa hàng cần thực hiện xin giấy phép/ đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Mọi cá nhân đều có quyền được hoạt động kinh doanh các ngành nghề không trái với quy định của pháp luật, pháp luật không cấm. 

Giấy phép kinh doanh quán phở
Giấy phép kinh doanh quán phở

Theo nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 Quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau không cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh:

  • Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  • Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
  • Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Như vậy, kinh doanh quán phở không nằm trong danh sách hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh. Khi có ý định kinh doanh quán phở, bạn cần lưu ý về các loại giấy phép như sau để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh đúng quy định pháp luật.

  • Đăng ký kinh doanh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn hình thức đăng ký là “Hộ kinh doanh cá thể”
    • Ưu điểm: trình tự đăng ký nhanh chóng, hồ sơ đơn giản. Hộ kinh doanh không phải thực hiện kê khai thuế theo từng quý, được áp dụng mức thuế khoán có lợi cho người kinh doanh.
    • Nhược điểm: số lượng lao động dưới 10 lao động. Từ 10 lao động trở lên phải thành lập công ty theo quy định pháp luật. 
  • Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Để mở quán kinh doanh phở, đầu tiên cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Dưới đây là thủ tục đăng ký hộ kinh doanh:

Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh

Nơi có thẩm quyền

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh

Thành phần hồ sơ

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (kinh doanh phở) theo mẫu. Bạn có thể tải về theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08 tháng 01 năm 2019 hoặc đến trực tiếp Bộ phận đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ được cung cấp mẫu và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
    • Thông tin về chủ hộ kinh doanh: đủ điều kiện kinh doanh theo quy định pháp luật. Ví dụ: từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự,...
    • Lưu ý mỗi cá nhân chỉ đứng tên làm duy nhất một hộ kinh doanh (phạm vi toàn quốc)
    • Tên cửa hàng: Bao gồm thành tố “Hộ kinh doanh” và tên riêng của hộ kinh doanh. Tên không trùng với tên của loại hình hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
    • Địa chỉ chính xác nơi đặt địa điểm kinh doanh. Chú ý không đặt địa điểm tại các chung cư, tòa nhà cao tầng không có chức năng kinh doanh thương mại hoặc khu nhà tập thể.
    • Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh quán phở. Hoặc phải thực hiện tra cứu mã ngành, tên ngành theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành nghề kinh doanh. 
    • Số vốn kinh doanh: Chủ hộ kinh doanh tự lựa chọn số vốn kinh doanh tùy thuộc vào khả năng cũng như chi phí dự toán.
    • Số lượng lao động: Ghi rõ số lượng lao động, bao gồm cả nhân viên được thuê (nếu có) để thực hiện hoạt động kinh doanh quán phở. 
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực của chủ hộ kinh doanh hoặc đại diện hộ gia đình (chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu). Bản sao không quá 06 tháng.
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập Hộ kinh doanh trong trường hợp Hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập.
  • Bản hợp đồng thuê cửa hàng làm địa điểm kinh doanh quán phở (nếu có) hoặc bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ hộ kinh doanh.

Hình thức nộp hồ sơ

  • Nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh quán phở
  • Nộp qua mạng điện tử theo kênh đăng ký qua mạng. 

Bước 2: Theo dõi hồ sơ

Hiện nay để giảm bớt thủ tục hành chính và việc đi lại cho người dân. Việc đăng ký và theo dõi hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể đã có thể được thực hiện qua mạng điện tử.

Thời hạn giải quyết

03 - 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Nhận kết quả

Kinh doanh quán phở là thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến thực phẩm, ăn uống. Theo luật An toàn thực phẩm 2010: “Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.”

Như vậy, kinh doanh quán phở thuộc cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó để đi vào hoạt động cần thực hiện xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

>>>Ngoài ra, Để hiểu thêm về cách thay đổi giấy phép kinh doanh, mời Quý đọc giả xem thêm về bài viết: Thay đổi thông tin giấy phép kinh doanh cùng Công ty Luật ACC

Thủ tục “Xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm” cho quán phở

Theo Luật An toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là chứng nhận bắt buộc, chứng minh cơ sở đủ điều kiện vệ sinh trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến thực phẩm.

Trình tự thủ tục

Chủ hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại Cơ quan có thẩm quyền

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Hồ sơ bao gồm

  • Giấy đề nghị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
  • Bản sao giấy tờ chứng thực của chủ hộ kinh doanh
  • Giấy khám sức khỏe của các cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm
  • Một văn bản trong đó nội dung trình bày về trang thiết bị, cơ sở vật chất của quán, có xác nhận đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Câu hỏi bạn thường vướng mắc về đăng ký giấy phép kinh doanh quán phở

Các loại giấy phép cần có để đăng ký kinh doanh tiệm phở?

  • Cần có giấy phép thành lập hộ kinh doanh cá thể và giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Thời hạn xin tất cả các giấy phép để đăng ký giấy phép kinh doanh quán phở là bao lâu?

  • Thông thường tầm 35 – 55 sẽ đủ điều kiện hoạt động

ACC có dịch vụ cho tất cả các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh quán phở không?

  • Hiện tại ACC chuyên làm thủ tục đăng ký kinh doanh quán phở, vì vậy ACC cung cấp trọn vẹn các dịch vụ trên.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    H
    Nhà tôi có bán bún sáng tại nhà. Tầm 5 đến 7 kg bún. Vậy có phải đăng kí kinh doanh không ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo