Công ty TNHH hai thành viên là loại hình doanh nghiệp danh cho nhiều cá nhân, tổ chức cùng góp vốn kinh doanh nhưng số lượng không vượt quá 50 thành viên. Khi đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay Mẫu giấy phép kinh doanh công ty TNHH 2 thành viên đã được thay đổi so với trước kia. Vậy mẫu giấy chứng nhận doanh nghiệp công ty TNHH 2 thành viên hiện nay như thế nào?
Mời bạn tham khảo bài viết về Mẫu giấy phép kinh doanh công ty TNHH 2 thành viên của ACC để biết thêm chi tiết.
Mẫu giấy phép kinh doanh công ty TNHH 2 thành viên
1. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH 2 thành viên gồm những gì?
Hiện nay mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH 1 thành viên sẽ gồm có các thông tin như sau:
Thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp:
+ Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh/thánh phố; Phòng đăng ký kinh doanh.
+ Tên: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
+ Mã số doanh nghiệp.
+ Ngày đăng ký lần đầu và ngày đăng ký thay đổi lần thứ mấy ( nếu có thay đổi)
+ Chữ ký, họ tên của Phó trưởng phòng hoặc Trường phòng đăng ký kinh doanh và Đóng dấu của Phòng đăng ký kinh doanh ( phần này nằm ở cuối Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
Các thông tin của doanh nghiệp:
1. Tên công ty
+ Tên công ty viết bằng tiếng Việt.
+ Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài.
+ Tên công ty viết tắt.
2. Địa chỉ trụ sở chính
+ Phải ghi địa chỉ tới cấp 4 gồm số nhà, tổ, ấp, đường, khu phố, phường, xã, quận, huyện, tỉnh, thành phố.
+ Và các thông tin khác gồm điện thoại, email, fax, website.
3. Vốn điều lệ
– Được ghi rõ ràng bằng số và cả bằng chữ. VD: Vốn điều lệ: 100.000.000 đồng. Bằng chữ: Một trăm triệu đồng
4. Danh sách thành viên góp vốn
Thể hiện thông tin của các thành viên gồm:
+ Họ và tên đầy đủ.
+ Địa chỉ hộ khẩu thường trú.
+ Giá trị phần vốn góp.
+ Tỷ lệ phần vốn góp chiếm bao nhiêu phần trăm.
+ Số giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên.
5. Đại diện pháp luật của công ty
Thể hiện thông tin cá nhân của người làm đại diện pháp luật công ty bao gồm:
+ Họ và tên đầy đủ, Giới tính.
+ Chức danh trong công ty.
+ Ngày sinh, Dân tộc và Quốc tịch.
+ Loại giấy tờ chứng thực như Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.
+ Số giấy tờ chứng thực, Ngày cấp và Nơi cấp.
+ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
+ Chỗ ở hiện tại.
2. Mẫu giấy phép kinh doanh hộ gia đình
Căn cứ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì có thể hiểu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là Giấy chứng nhận do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác để xác nhận tư cách chủ thể kinh doanh và quyền kinh doanh trong một hoặc một số ngành nghề nhất định của họ.
Để hiểu thêm về giấy phép kinh doanh mời các bạn đọc thêm bài viết: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định mới 2023
3. Cách viết giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
Sau đây là chi tiết về cách viết giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh chuẩn nhất, theo dõi ngay để cập nhật chúng nhé.
3.1. Tên hộ kinh doanh
Đây là thông tin đầu tiên cũng là quan trọng bắt buộc phải có trong mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Tên chủ hộ kinh doanh cần phải được khai báo một cách rõ ràng và cụ thể để Nhà nước quản lý dễ dàng.
Tên chủ hộ kinh doanh nên được viết in hoa như NGUYỄN VĂN A,…
3.2. Thông tin cá nhân người đăng ký
Đây cũng là mục hết sức quan trọng bao gồm: giới tính, ngày tháng năm sinh, dân tộc, quốc tịch,… Bên cạnh đó còn có thông tin khai báo về loại giấy tờ chúng thực cá nhân, Về địa chỉ thường trú, bạn sẽ điền theo thông tin trong sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh nhé.
3.3. Địa điểm kinh doanh
Khi bạn đặt cơ sở kinh doanh ở đâu thì bạn sẽ ghi địa điểm đó vào đây một cách chính xác. Nếu trùng với địa chỉ thường trú thì có nghĩa bạn đang đặt cơ sở kinh doanh tại nơi mình sinh sống. Bạn cũng có thể ghi địa điểm khác tùy thuộc vào nơi bạn đặt cơ sở kinh doanh.
Để giúp các bạn có thể biết được cách viết giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, vui lòng tham khảo qua nội dung hướng dẫn chi tiết trong bài viết: "Cách viết giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh 2023".
4. Mẫu đơn xin giấy phép kinh doanh có dạng như thế nào?
TÊN DOANH NGHIỆP——– | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc
————— |
Số: ………….. | … …, ngày… … tháng… … năm … … |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH
Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh/thành phố …………………….
- Thông tin về doanh nghiệp:
- Tên doanh nghiệp:………………………………………………………..
Mã số doanh nghiệp: ………………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………..
Điện thoại: ……………. Fax: ………………
Email: ……………… Website:……….
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ………………………………………..
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số… do… cấp đăng ký lần đầu ngày… tháng… năm…; cấp đăng ký thay đổi lần thứ (1)… ngày… tháng… năm….
- Vốn điều lệ (ghi bằng số; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài): ………………………………………………………………..
- Vốn đầu tư cho Dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có) (bằng số; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài): ………………………………………………
- Ngành nghề kinh doanh (2):…………………………………………………..
- Mục tiêu của dự án đầu tư (3):………………………………………………………
- Thông tin về chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập (4):
– Chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập là tổ chức:
+ Tên doanh nghiệp: …………………………………………………
+ Nơi đăng ký thành lập: …………………………………………………………… + Tỷ lệ vốn góp/cổ phần:…………………………………………………….
+ Ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh chính:…………………………………………………..
– Chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập là cá nhân:
+ Họ và tên: …………………………………. Quốc tịch:……………………..…
+ Tỷ lệ góp vốn/cổ phần: ………………………………………………………..
- Đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa với nội dung sau:
- Thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (Liệt kê từng hoạt động đề nghị được cấp phép theo khoản 1 Điều 3 Nghị định này):
– ……………………………………………………………….
- Các đề xuất khác (nếu có):
– ……………………………………………..
III. Doanh nghiệp cam kết:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Đơn và Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Giấy phép kinh doanh và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền./.
Các tài liệu gửi kèm:
– 1. …; – 2. …; – 3. …; |
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP(Ký, ghi họ tên và đóng dấu) |
Để tìm hiểu thêm về bài viết về Mẫu đơn xin giấy phép kinh doanh có dạng như thế nào? được cập nhật nới nhất, vui lòng truy cập bài viết: "Mẫu đơn xin giấy phép kinh doanh có dạng như thế nào? (Cập nhật 2022)".
5. Các điểm khác so với mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trước đây
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hiện nay khác với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước đây ở những điểm sau:
+ Không thể hiện ngành nghề kinh doanh đăng ký.
+ Không thể hiện vốn pháp định nếu có đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
+ Không thể hiện các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Để có thêm thông tin, ACC sẽ cung cấp cho Quý vị thông tin về Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, để từ đó, quý vị hình dung được hình ảnh giấy phép kinh doanh như thế nào thông qua bài viết về Hình ảnh giấy phép kinh doanh như thế nào? (Cập nhật 2023).
6. Phân biệt giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
7. Sao y giấy phép kinh doanh ở đâu?
Tại điều 4 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc như sau:
Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, thì cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định tại Nghị định này. Đồng thời, việc cấp bản sao từ sổ gốc sẽ được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh là cơ quan cấp bản sao y giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số ngành nghề và cơ quan cấp phép, quý khách hàng có thể tham khảo thêm: Sao y giấy phép kinh doanh ở đâu? (Cập nhật 2023)
8. Câu hỏi thường gặp
Mẫu giấy phép kinh doanh công ty TNHH 2 thành viên cần những thông tin gì để đăng ký?
Trả lời: Để đăng ký mẫu giấy phép kinh doanh công ty TNHH 2 thành viên, cần cung cấp các thông tin về tên, địa chỉ và ngành nghề kinh doanh của công ty.
Thời gian xử lý giấy phép kinh doanh cho công ty TNHH 2 thành viên là bao lâu?
Trả lời: Thời gian xử lý giấy phép kinh doanh cho công ty TNHH 2 thành viên thường là từ 5 đến 10 ngày làm việc tùy vào từng địa phương.
Làm thế nào để điều chỉnh thông tin trên giấy phép kinh doanh của công ty TNHH 2 thành viên?
Trả lời: Để điều chỉnh thông tin trên giấy phép kinh doanh của công ty TNHH 2 thành viên, cần nộp đơn đề nghị thay đổi thông tin và các giấy tờ có liên quan đến cơ quan quản lý thuế để được xử lý.
Nội dung bài viết:
Bình luận