Giấy phép kinh doanh có thời hạn bao lâu? - Cập nhật mới nhất

Hoạt động kinh doanh ngày càng diễn ra sôi nổi. Để quản lý chặt chẽ tình hình kinh doanh, theo quy định thì các cơ sở kinh doanh phải đăng ký kinh doanh và sở hữu giấy phép kinh doanh theo đúng luật. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Giấy phép kinh doanh có thời hạn trong bao lâu? Giấy phép kinh doanh hết thời hạn xử lí thế nào?

Giấy Phép Kinh Doanh Có Thời Hạn Bao Lâu
Giấy Phép Kinh Doanh Có Thời Hạn Bao Lâu?

1. Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh (GPKD) là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo khoản 1 điều 8 luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.). Trên thực tế chúng ta hay gọi tắt tất cả các loại giấy này gọi tắt là giấy phép kinh doanh.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay theo chúng ta vẫn hay gọi là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không hẳn là giấy phép kinh doanh. Vì giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là việc cá nhân, tổ chức đi đăng ký. Còn giấy phép kinh doanh là việc cá nhân, tổ chức đi xin phép.

2. Bản chất pháp lý của giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh gồm có 4 bản chất sau:

Thứ nhất, về ý nghĩa pháp lý

  • Là sự cho phép hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước.
  • Là quyền kinh doanh của công dân, còn gọi là cơ chế đề nghị – cấp.

Thứ hai, về thủ tục, hồ sơ

  • Thủ tục đăng ký kinh doanh theo mẫu của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Hồ sơ xin ĐKKD của doanh nghiệp phải đầy đủ và hợp lệ.
  • Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra các điều kiện.

Thứ ba, về thời hạn tồn tại của giấy phép

  • Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép.
  • Không có quy định về thời hạn của giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh không điều kiện. Tuy nhiên, đối với những loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì thời hạn tồn tại của giấy phép tùy thuộc vào mỗi loại ngành nghề có quy định khác nhau.

Thứ tư, về quyền hạn của Nhà nước

  • Trong một số trường hợp, đối tượng đăng ký kinh doanh có đầy đủ hồ sơ, nhưng Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn có thể từ chối không cấp Giấy phép kinh doanh nếu ngành nghề, đối tượng xin ĐKKD có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng và xã hội. Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền có thể hạn chế số lượng ngành nghề đăng ký kinh doanh của đối tượng đó.

3. Đăng ký giấy phép kinh doanh có ý nghĩa như thế nào?

https://youtu.be/4tJf_TJCnB4

Giấy phép kinh doanh là sự cho phép của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Là cơ chế đề nghị – cấp hay hiểu đơn giản là quyền kinh doanh của công dân. Giấy phép kinh doanh giúp doanh nghiệp hợp pháp việc kinh doanh của mình.

4. Giấy phép kinh doanh có thời hạn trong bao lâu?

Vấn đề giấy phép kinh doanh có thời hạn bao lâu sẽ tùy thuộc vào ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Nhìn chung, pháp luật Việt Nam hiện hành cho phép các tổ chức, cá nhân được phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. 

Thứ nhất, Giấy phép kinh doanh của ngành nghề không yêu cầu điều kiện: hiện tại nước ta không có quy định về thời hạn của giấy phép kinh doanh cũng như giấy đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh không điều kiện. Tùy thuộc vào chủ trương, chính sách của mỗi tỉnh, thành phố, mà các ngành nghề có những cam kết riêng khi đăng ký kinh doanh.

Thứ hai, Giấy phép kinh doanh cho ngành nghề yêu cầu điều kiện: đối với một số ngành nghề nhất định thì giấy phép kinh doanh sẽ có thời hạn cụ thể. Ví dụ: giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn có thời hạn 5 năm. Vậy ngành nghề kinh doanh có điều kiện được hiểu thế nào? 

Pháp luật hạn chế các cá nhân đăng ký sản xuất kinh doanh đối với những ngành nghề có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Hoặc những ngành nghề cần phải được kiểm duyệt chặt chẽ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là lý do tại sao pháp luật quy định những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để các chủ thể biết về các ngành nghề kinh doanh của mình có thuộc nhóm những ngành nghề hạn chế sản xuất kinh doanh hay không. Pháp luật ban hành Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này có nghĩa rằng, các chủ thể khi kinh doanh những lĩnh vực này cần phải đáp ứng một hoặc một số những điều kiện nhất định theo quy định của Pháp luật thì mới được phép thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh trên mặt thực tế. Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư năm 2020 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, bao gồm 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện (trước đây là 243 ngành nghề theo quy định của Luật Đầu tư 2014).

Phần lớn các ngành nghề kinh doanh đều thuộc ngành nghề không yêu cầu điều kiện nên quý khách hàng không cần lo lắng về việc giấy phép kinh doanh có thời hạn bao lâu. Tuy nhiên, một số trường hợp quý khách hàng cần làm thủ tục gia hạn giấy phép kinh doanh khi hết thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ công ty.

– Bên cạnh đó, một số loại giấy phép con cũng có thời hạn cụ thể như là:

+ Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm được cấp bởi Sở y tế hoặc Phòng y tế có hiệu lực 03 năm.

+ Giấy cam kết bảo vệ môi trường được cấp Ủy ban nhân dân cấp huyện có hiệu lực 03 năm đối với các cơ sở kinh doanh các hóa chất độc hại và có thời hạn 5 năm với cơ sở không kinh doanh các loại hóa chất độc hại.

5. Cách xử lý khi Giấy phép kinh doanh hết thời hạn 

Trước khi giấy phép kinh doanh cũ hết hạn 30 ngày, chủ cơ sở kinh doanh hay doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để xin lại giấy phép kinh doanh mới, như vậy mới được xem là tuân thủ quy định pháp luật. 

Cơ quan có thẩm quyền chuyên ngành là đơn vị cấp giấy phép kinh doanh cho những ngành nghề có điều kiện (vd: giấy phép tư vấn du học sẽ do Sở giáo dục tỉnh cấp, giấy phép An toàn thực phẩm sẽ do Chi cục an toàn thực phẩm cấp,…) Do có nhiều loại hình và chủ thể kinh doanh khác nhau nên việc quản lý đăng ký kinh doanh sẽ có nhiều cơ quan và cấp thẩm quyền khác nhau.

>>>Bên cạnh đó, Để hiểu thêm về cách thay đổi giấy phép kinh doanh, mời Quý đọc giả xem thêm về bài viết: Thay đổi ĐKKD cùng Công ty Luật ACC

6. Các trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh

Như đã tìm hiểu ở trên, hầu hết các giấy phép đều không có thời hạn trừ một số loại mà chúng tôi có nhắc đến. Điều này không có nghĩa giấy phép kinh doanh có hiệu lực trọn đời, doanh nghiệp có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc xóa tên trong trong sổ đăng ký kinh doanh nếu phạm phải một trong những điều quy định tại khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

  • Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo;
  • Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập;
  • Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
  • Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
  • Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

Mỗi đơn vị kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh và sở hữu giấy phép kinh doanh, bất kể là kinh doanh ngành nghề gì. Các doanh nghiệp cần phải chú ý đến thời hạn của giấy phép kinh doanh, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện.

7. Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh gồm những gì?

Tùy từng loại hình doanh nghiệp, chủ thể sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ với những thành phần khác nhau theo quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh?

Doanh nghiệp sẽ tiến hành xin cấp giấy phép kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ – Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

Đối với xin cấp giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh thì chủ thể đăng ký sẽ nộp hồ sơ tại phòng chuyên môn của UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thời hạn của giấy phép kinh doanh là bao lâu?

Thông thường, thời hạn của giấy phép kinh doanh sẽ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi vào giấy phép. Ngoài ra, với doanh nghiệp trong nước thì giấy phép kinh doanh có thời hạn sẽ tùy vào lĩnh vực kinh doanh có điều kiện được cấp theo quy định của pháp luật, và theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành.

Trên đây là toàn bộ những tư vấn của Công ty Luật ACC về vấn đề giấy phép kinh doanh có thời hạn trong bao lâu? Giấy phép kinh doanh hết thời hạn xử lý thế nào ? Nếu quý khách hàng còn bất cứ thắc mắc về vấn đề trên thì có thể liên hệ dịch vụ tư vấn pháp luật về giấy phép kinh doanh của Công ty Luật ACC để được hỗ trợ và tư vấn làm thủ tục nhanh chóng với chi phí giá rẻ. Chúc bạn thành công!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo