Ưu đãi đầu tư là gì? Ai có thể nhận ưu đãi đầu tư? Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư là gì? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết của Công ty Luật ACC dưới đây. Mời các bạn đọc qua.
1. Ưu đãi đầu tư là gì?
Pháp luật đã quy định về ưu đãi đầu tư là ưu đãi được Nhà nước dành cho các nhà đầu tư khi họ đầu tư vào những lĩnh vực hay địa bàn được khuyến khích. Mục đích của ưu đãi đầu tư này nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Nhà nước thực hiện áp dụng các ưu đãi đầu tư vào trong chính sách thuế; tín dụng, chính sách sử dụng đất đai và tài nguyên, xuất khẩu và nhập khẩu, cùng với các ưu đãi khác dựa vào căn cứ vào quy hoạch và định hướng phát triển trong từng thời kì.
Chính phủ quy định những danh mục ngành và nghề của từng lĩnh vực ưu đãi đầu tư, danh mục về địa bàn ưu đãi đầu tư, các tiêu chuẩn về trình độ công nghệ và quy mô sử dụng lao động, cùng với quy định các mức ưu đãi đầu tư.
Để tìm hiểu thêm về Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài.
2. Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư được
Thứ nhất: Hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư:
– Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư;
Thứ hai: Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư:
– Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật đầu tư 2014;
– Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật đầu tư 2014;
– Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư;
– Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên;
– Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ.
Thứ ba: Ưu đãi đầu tư được áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng. Mức ưu đãi cụ thể đối với từng loại ưu đãi đầu tư được áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về đất đai.
Thứ tư: Ưu đãi đầu tư đối với các đối tượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 15 Luật đầu tư 2014 không áp dụng đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ sản xuất ô tô.
Để hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, mời các bạn xem thêm bài viết tại đây: Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.
3. Đơn xin cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________
… (1) …,ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
Kính gửi: … (2) …
Tên cơ sở sản xuất kinh doanh: …
– Trụ sở chính: …
– Điện thoại: … Fax: …
– Giấy chứng nhận ĐKKD / Giấy phép kinh doanh số … do … (3) … cấp ngày … tháng … năm …
Thực hiện / dự định thực hiện dự án đầu tư … (4) … theo quyết định đầu tư/ Giấy phép đầu tư số … do … (5) … cấp ngày … tháng … năm …
– Tổng số vốn đầu tư của dự án: …triệu đồng.
– Lĩnh vực đầu tư: …
– Địa điểm thực hiện dự án: …
– Yếu tố công nghệ: …
– Sử dụng số lao động bình quân trong năm: … người.
– Dự định khởi công ngày … tháng … năm …; hoàn thành và đưa vào hoạt động ngày … tháng … năm …
Đề nghị … (2) …cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư với các ưu đãi như sau:
… (6) …
Cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các điều kiện để được hưởng khuyến khích và ưu đãi đầu tư.
Người đại diện CSSXKD (7)
(ký tên và đóng dấu)
4. Trường hợp điều chỉnh ưu đãi đầu tư
- Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện để được hưởng thêm ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư cho thời gian ưu đãi còn lại;
- Dự án đầu tư có thời gian không thảo mãn điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư không hưởng được ưu đãi đầu tư cho thời gian không đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi đầu tư.
- Nhà đầu tư không được hưởng ưu đãi theo quy định của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và văn bản quyết định chủ trương đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư quy định của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư thỏa mãn điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư khác thì nhà đầu tư hưởng ưu đãi theo điều kiện đó;
Để tìm hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
5. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như thế nào?
Theo Điều 39 Luật Đầu tư 2020 và Điều 34 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau:
* Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với:
- Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Đầu tư 2020
- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng trong khu kinh tế.
* Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau:
- Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên
- Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế
- Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu hoặc không thuộc phạm vi quản ly của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
* Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 Luật Đầu tư 2020.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm: Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư
6. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm những thông tin gì?
Theo Điều 40 Luật Đầu tư 2020, nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm có:
- Tên dự án đầu tư.
- Nhà đầu tư.
- Mã số dự án đầu tư.
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
- Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
- Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
- Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
- Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
- a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
- b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
- Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
- Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
7. Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Công ty Luật ACC
ACC là một trong những công ty đứng đầu cả nước về dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm trong việc tư vấn và hỗ trợ dịch vụ trọn gói từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi trao kết quả cho Qúy khách.
Đến với ACC, Khách hàng sẽ được những lợi ích:
+ Chi phí hợp lý, nhanh chóng, gọn lẹ;
+ Tư vấn đầy đủ, cụ thể về các vấn đề liên quan;
+ Tiếp thu các trường hợp của Qúy khách, phân tích vấn đề và đưa phương án xử lý tốt nhất, giúp khách hàng có những trải nghiệm về dịch vụ tốt hơn;
+ Hỗ trợ khách các thủ tục, giấy tờ liên quan khác.
8. Câu hỏi thường gặp
Dự án của nhà đầu tư Việt Nam có phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
Dự án của nhà đầu tư trong nước thuộc trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định như trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư bao gồm những tài liệu nào?
Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (sao kê tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư).
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp khi đáp ứng được các điều kiện nào?
Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện:
- Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
- Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch;
- Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
- Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Trên đây là một số thông tin mà Công ty Luật ACC muốn cung cấp cho các bạn. Trong thời gian tìm hiểu nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận