Thủ tục làm giấy chứng nhận thực phẩm hữu cơ của Pháp AB (Cập nhật 2024)

Chứng nhận hữu cơ tiêu chuẩn AB là gì? Để được cấp chứng nhận trên nhà sản xuất cần làm gì? ACC xin giới thiệu Thủ tục giấy chứng nhận thực phẩm hữu cơ của Pháp AB.

giấy chứng nhận thực phẩm hữu cơ của Pháp AB
giấy chứng nhận thực phẩm hữu cơ của Pháp AB

An toàn thực phẩm vốn luôn là vấn đề nóng bỏng của xã hội và được các cơ quan chức năng quản lý, kiểm tra vô cùng chặt chẽ. Đối với những thực phẩm hữu cơ, ngoài việc phải có quy trình sản xuất chặt chẽ, nhà sản xuất còn phải đảm bảo thực phẩm của mình phải có chứng nhận hữu cơ.

Để có được cấp chứng nhận này, các nhà sản xuất phải tuân thủ theo bộ tiêu chuẩn nhất định và phải được thanh tra, đánh giá, nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận. Chứng nhận hữu cơ không phải là điều kiện bắt buộc, nhưng đây là yếu tố vô cùng quan trọng, bởi nó giúp nhà sản xuất tăng thế mạnh cạnh tranh trên thị trường thực phẩm hữu cơ, tạo cơ hội xuất khẩu thực phẩm hữu cơ ra thị trường thế giới. Để những ai có nhu cầu hiểu rõ hơn về vấn đề này, ACC xin giới thiệu Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hữu cơ của Pháp – AB.

1. Chứng nhận hữu cơ AB (certifie agriculture biologique) là gì?

Chứng nhận hữu cơ là một chứng nhận được cấp cho sản phẩm nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ, tùy vào thành phần đạt được bao nhiêu lượng % là hữu cơ theo từng quy định sẽ có chứng nhận tương ứng.

Đây là chứng nhận nhằm kiểm chứng độ an toàn, độ sạch của thực phẩm, hay mỹ phẩm. Mỗi chứng nhận hữu cơ đều có yêu cầu riêng nghiêm ngặt từ giống, nước, vùng đệm, độ đa dạng sinh học, vật liệu hay đầu vào hữu cơ,…

Về tiêu chuẩn AB, AB là từ viết tắt của “Agriculture Biologique" (Nông nghiệp hữu cơ). Chứng nhận hữu cơ AB là một chứng nhận hữu cơ của Pháp, được hình thành từ năm 1985 và quản lý bởi Agence Bio (Cục quản lý sản phẩm hữu cơ).

Các sản phẩm có chứng nhận AB cam kết :

  • Tối thiểu 95% thành phần hữu cơ
  • Được sản xuất chế biến tại Châu Âu
  • Được chứng nhận bởi một trong những tổ chức kiểm định được công nhận theo tiêu chuẩn EN 45011.

AB thiết lập các tiêu chí dựa trên các yêu cầu của EU- Organic. Đồng thời tiêu chuẩn này cũng bổ sung thêm những tiêu chí cho phù hợp hơn. Để có thể đạt được chứng nhận tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp cần đáp ứng được tất cả các yêu cầu AB đề ra.

2.Giấy chứng nhận thực phẩm hữu cơ của Pháp AB áp dụng cho những sản phẩm nào?

Đây là tiêu chuẩn dành cho những nhà kinh doanh, sản xuất các sản phẩm sau:

  • Sản phẩm thực vật, động vật chưa qua chế biến
  • Sản phẩm nuôi trồng thủy sản
  • Nông sản dùng để chế biến thành thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
  • Nguyên liệu nhân giống sinh dưỡng
  • Hạt giống dùng trong canh tác

3. Danh sách các tổ chức chứng nhận hữu cơ AB tại Việt Nam

Các tổ chức cung cấp chứng nhận tiêu chuẩn AB – Agriculture Bioloque France (Ban điều hành hữu cơ tại Pháp) tại Việt Nam bao gồm:

3.1. Tổ chức chứng nhận hữu cơ Control Union (controlunion.vn/vnvi/home)

Control Union là một tổ chức chứng nhận hữu cơ có mặt tại Việt Nam. Tổ chức này cung cấp dịch vụ trọn gói toàn cầu cho các chương trình chứng nhận trong nông nghiệp, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, lâm sản, dệt may và năng lượng sinh học

3.2. Tổ chức chứng nhận hữu cơ  EcoCert (www.ecocert.com/en)

Ecocert là một tổ chức kiểm tra và chứng nhận được thành lập tại Pháp. Ecocert là một trong những tổ chức chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam (hiện tại chưa có văn phòng đại diện tại Việt Nam).

3.3. Tổ chức chứng nhận hữu cơ BioAgriCert (www.bioagricert.org)

Bioagricert thành lập vào năm 1984 với tên gọi Bioagricoop scrl bao gồm nhóm chuyên gia và kỹ thuật viên làm việc như một cơ quan cấp chứng nhận độc lập. Bioagricert cung cấp các dịch vụ chứng nhận hữu cơ theo nhiều tiêu chuẩn, trong đó có AB.

Đây là một trong các tổ chức chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam đáng tin cậy. Hiện nay, Bioagricert chưa có trụ sở văn phòng tại Việt Nam, tuy nhiên nhà sản xuất ở Việt Nam vẫn có thể liên hệ với tổ chức này thông qua website.

4. Quy trình cấp giấy chứng nhận thực phẩm hữu cơ của Pháp AB

Để được chứng nhận hữu cơ AB France ở Việt Nam, nhà sản xuất phải thực hiện quy trình như sau:

  • Thứ nhất, đăng ký chứng nhận

Đầu tiên, nhà sản xuất để đăng ký chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam; nhà sản xuất phải tải về bộ tiêu chuẩn hữu cơ từ các cơ sở dữ liệu của Cơ quan có thẩm quyền cho đến từng nhóm sản phẩm như rau củ quả, hoa, gia súc gia cầm…

  • Thứ hai, chọn đơn vị tư vấn

Sau đó, chọn đơn vị trung gian được cấp phép cấp chứng nhận tiêu chuẩn AB (đã được nêu ở trên) để được tư vấn; đăng ký kiểm định chất lượng nông trại và nông sản để được cấp chứng nhận hữu cơ Việt Nam. Thời hạn thường là một năm, hết hạn bạn phải xin kiểm định lại.

  • Thứ ba, gửi mẫu kiểm nghiệm

Sau khi đã tìm hiểu kĩ và hoàn thành những bước trên, tiếp theo là tiến hành lấy mẫu đất, mẫu nước ngẫu nhiên trong nông trại (số lượng mẫu phải theo quy định và bao quát toàn nông trại) dưới sự giám sát của đơn vị trung gian và gửi sang các Trung tâm kiểm nghiệm có đầy đủ kỹ thuật, máy móc để kết luận thêm về nồng độ các chất độc hại (bao gồm cả kim loại nặng) và các tỉ lệ chất dinh dưỡng trong đất có đạt yêu cầu để được sản xuất hữu cơ hay không.

  • Thứ tư, kiểm nghiệm nông sản sau khi thu hoạch

Sau khi thu hoạch, phải lấy mẫu nông sản để gửi sang kiểm định các thành phần độc tố; và các thành phần dinh dưỡng xem có đạt đúng tiêu chuẩn hay không. Như vậy, có thể thấy rằng, khi làm chứng nhận này nhà sản xuất cũng cần tuân thủ đúng tiêu chí quan trọng của các tiêu chuẩn của thế giới.

  • Thứ năm, khắc phục

Khắc phục những điểm chưa đạt yêu cầu theo tư vấn của đơn vị trung gian; phải báo cáo sau khi hoàn thành để đơn vị này có thể tới nghiệm thu; tiến hành lấy các mẫu xét nghiệm lại yếu tố chưa đạt. Điều này cho thấy thêm rằng, chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam luôn nghiêm ngặt các tiêu chuẩn.

  • Thứ sáu, cấp chứng nhận hữu cơ Việt Nam

Khi nhà sản xuất đáp ứng toàn bộ những yêu cầu của bộ quy chuẩn chứng nhận hữu cơ thì sẽ được đơn vị trung gian cấp chứng nhận hữu cơ tiêu chuẩn USDA cho nông sản đã đăng ký, có thời hạn một năm. Khi đó, nhà sản xuất mới có thể  sử dụng logo chứng nhận hữu cơ tiêu chuẩn AB trên nhãn sản phẩm. Và phải ghi rõ số chứng nhận do đơn vị trung gian cấp; ngoài ra, còn phải ghi rõ thời gian hiệu lực của chứng nhận này.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Quy trình cấp chứng nhận thực phẩm hữu cơ của Pháp – AB do ACC cung cấp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (800 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo