Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó. Vậy thủ tục để cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài như thế nào? Mời bạn đọ theo dõi bài viết sau đây của ACC.
1. Giấy chứng nhận đầu tư là gì?
Giấy chứng nhận đầu tư hay giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Việc xin cấp giấy chứng nhận đầu tư là thủ tục bắt buộc trước khi cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam.
>>> Để tìm hiểu thêm về Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài.
2. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
- Thành lập công ty tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
- Thành lập chi nhánh công ty Việt Nam tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
- Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
- Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
- Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
- Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
>>> Để hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, mời các bạn xem thêm bài viết tại đây: Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.
3. Các loại dự án đầu tư ra nước ngoài
Theo số vốn góp, nhà đầu tư ra nước ngoài được chia thành 4 diện sau:
- Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài dưới 20 tỷ đồng.
- Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài trên 20 tỷ đồng. (Xin ý kiến của Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
- Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Thủ tướng chính phủ:
- (Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
- Dự án đầu tư không thuộc ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên).
- Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Quốc Hội:
- Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
- Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định
>>> Để tìm hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
4. Hồ sơ xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư;
- Văn bản Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
- Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án: Dự án năng lượng; Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản; Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng. Các văn bản tài liệu có thể là: Giấy phép đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, trong đó có nội dung xác định địa điểm và quy mô sử dụng đất Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Hợp đồng trúng thầu, thầu khoán hoặc hợp đồng giao đất, cho thuê đất; hợp đồng hợp tác đầu tư, kinh doanh, trong đó xác định rõ địa điểm, quy mô sử dụng đất; Thỏa thuận nguyên tắc về việc giao đất, cho thuê đất, thuê địa điểm kinh doanh, thỏa thuận hợp tác đầu tư, kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài
- Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
- Văn bản ủy quyền cho Luật Việt An.
5. Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu;
Bước 2: Nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Bước 3: Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định hồ sơ cấp phép:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
- Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định ( trong vòng 90 ngày) và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).
Bước 4: Cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài hoặc từ chối (cần có văn bản và nêu rõ lý do).
Bước 5: Đăng ký giao dịch ngoại hối để thực hiện chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài:
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư muốn chuyển vốn, ngoại tệ ra nước ngoài cần thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối với Ngân hàng nhà nước.
7. Dịch vụ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài tại Công ty luật ACC
ACC chăm chút, tỉ mỉ từng khách hàng một cách chu đáo nhất, khi sử dụng Dịch vụ tư vấn xin cấp Giấy chứng nhận Đầu tư của ACC, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ nhiệt tình nhất như sau:
- Hướng dẫn chuẩn bị tài liệu, thông tin cần thiết để soạn hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Giải đáp, tư vấn quy định pháp luật liên quan đến xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.
- Tư vấn lợi thế, ưu đãi pháp lý, thuế tối ưu nhất phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
- Hướng dẫn tư vấn hồ sơ và dịch tài liệu nước ngoài.
- Hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục.
- Tư vấn điều kiện và giấy phép con cần thiết để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.
- Tư vấn các công việc và thủ tục cần thực hiện sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
8. Câu hỏi thường gặp
8.1. Có được thay đổi, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
Được. Trong giai đoạn tiến hành hoạt động dự án, nếu có bất cứ phát sinh nào làm thay đổi nội dung trên giấy phép đầu tư thì bạn phải làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.
8.2. ACC có nhận gia hạn giấy chứng nhận đầu tư không?
Có. Tùy vào từng dự án đầu tư mà thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ khác nhau. Trong trường hợp giấy chứng nhận đầu tư hết thời hạn bạn có thể liên hệ trực tiếp cho ACC để được tư vấn và báo giá cụ thể từng dịch vụ.
8.3. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Sai. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khác giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dùng để ghi nhận các thông tin về dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Trên đó sẽ thể hiện các thông tin như: mã số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thông tin nhà đầu tư, thông tin dự án (tên, quy mô, mục tiêu, địa điểm, tổng vốn đầu tư…).
8.4. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư?
Để được cấp giấy phép đầu tư thì ngành nghề kinh doanh phải nằm trong biểu cam kết WTO. Đồng thời, cá nhân phải có quốc tịch hoặc tổ chức phải có địa chỉ trụ sở tại quốc gia thuộc tổ chức WTO.
Trên đây là những thông tin ACC muốn chia sẻ đến độc giả về giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết hay cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận