Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án điện mặt trời 2024

Hiện nay việc sử dụng nguồn năng lượng được tái tạo từ mặt trời là 1 nguồn năng lượng hết sức phát triển. Do nhu cầu lắp đặt và sử dụng của 1 số hộ gia đình tăng cao đã lắp đặt và sản xuất năng lượng điện mặt trời và có nhu cầu bán lại nguồn năng lượng điện đó cho công ty Điện Lực.

Để có thể bán lại nguồn điện đó hộ gia đình cần phải tiến hành đăng ký thủ tục cấp giấy phép kinh doanh điện mặt trời. Vậy các thủ tục đó cần thực hiện như thế nào?  Cần các giấy tờ hồ sơ ra sao? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết của Công ty Luật ACC dưới đây. Mời các bạn đọc qua.

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án điện mặt trời
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án điện mặt trời

1. Hồ sơ đăng ký cấp giấy phép kinh doanh điện mặt trời

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  • Giấy giới thiệu
  • Bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu của chủ hộ, người đi nộp hồ sơ
  • Giấy ủy quyền của chủ hộ cho người đi nộp hồ sơ

>>> Để tìm hiểu thêm về giấy chứng nhận đầu tư dự án mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án [Mới 2023]

2. Kinh doanh điện mặt trời có cần giấy phép không?

Có hai loại mô hình kinh doanh hệ thống điện năng lượng mặt trời phổ biến tại Việt Nam: mô hình hộ gia đình và mô hình công ty (công ty điện lực). Vậy mô hình nào cần có giấy phép kinh doanh, mô hình nào không cần có giấy phép kinh doanh?

2.1Mô hình kinh doanh điện mặt trời không cần xin giấy phép

Theo quy định từ Điều 79 đến Điều 94 tại Chương VIII về Hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh cùng với Nghị định 01/2021/NĐ-CP, pháp luật không có quy định bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh điện mặt trời đối với hộ gia đình có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

Ngoài ra, theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg và Thông tư số 18/2020/TT-BCT thì không có quy định việc phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh trong quá trình đăng ký, ký hợp đồng mua bán điện, khi lắp và bán điện mặt trời.

2.2 Mô hình kinh doanh điện mặt trời cần xin giấy phép

Như đã đề cập ở trên, tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP chỉ quy định hộ gia đình phải xin cấp giấy phép kinh doanh điện mặt trời khi hộ kinh doanh phát sinh thu nhập từ kinh doanh trên 100 triệu đồng/năm.

Còn đối với mô hình công ty thông thường sẽ phải đăng ký kinh doanh vì đây được xem là một hình thức đầu tư với số tiền khổng lồ. Doanh thu công ty có từ việc bán lượng điện sản xuất ra từ năng lượng mặt trời thường trên 100 triệu đồng 1 năm nên phải xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh năng lượng mặt trời.

>>> Để hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, mời các bạn xem thêm bài viết tại đây: Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.

3. Thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư dự an điện mặt trời

Để đăng ký kinh doanh điện mặt trời bán cho công ty điện lực EVN hộ gia đình cần tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Bước 2:  Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

Chủ hộ kinh doanh cần nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Quận, Huyện để được thẩm tra xác nhận về hồ sơ xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh

Bước 3:  Nhận kết quả và tiến hành đăng ký mã số thuế cho cá nhân chủ hộ kinh doanh

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chủ hộ cần cầm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến cơ quan thuế để xin cấp mã số thuế thu nhập cá nhân cho chủ hộ.

Bước 4: Lập hợp đồng ký kết giữa EVN và hộ kinh doanh

Hợp đồng nguyên tắc để xác nhận việc bán điện của hộ kinh doanh cho công ty điện lực EVN. Trong đó bao gồm các điều khoản về trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bên khi tiến hành hợp đồng. Theo mẫu của bộ công thương cung cấp.

Bước 5: Tiến hành kê khai thuế và nộp thuế thu nhập cá nhân cho chủ hộ.

Chủ hộ phải xác định mức thuế từ lượng doanh thu từ hoạt động hàng năm cho cơ quan thuế theo mức doanh nghiệp mà hộ gia đình thu được.

>>> Để tìm hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

4. Điều kiện đăng ký cấp giấy phép kinh doanh điện mặt trời

Lưu ý: Để có thể kinh doanh cấp giấy phép kinh doanh chủ hộ có thể lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh cá thể để thủ tục nhỏ gọn hoặc tiến hành thành lập công ty đều có thể được

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpĐối với doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cần phải tiến hành các thủ tục cấp giấy giấy chứng nhận hộ kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để có thể đạt đủ điều kiện xin kinh doanh điện năng lượng mặt trời. Đối với trường hợp kinh doanh lớn cần phải xin thêm giấy phép xây dựng thì hộ kinh doanh không có đủ thẩm quyền để xin hồ sơ cấp phép thì người kinh doanh cần tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp mới.

Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Đối với việc kinh doanh điện năng lượng mặt trời cần thiết phải có các quy định về phòng cháy chữa cháy, chống hỏa hoạn. Đặc biệt là ở hộ dân nơi tập trung dân dư đông đúc sẽ nếu có hỏa hoạn xảy ra rất khó ứng phó và gây thương tích và thiệt hại về con người và tài sản. Chính vì vậy việc xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy là điều bắt buộc.

Việc xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy sẽ ứng với từng địa phương cụ thể. Chính vì vậy trước khi tiến hành kinh doanh điện năng lượng mặt trời hộ kinh doanh nên chủ động tìm hiểu thật kỹ trước khi xác định kinh doanh điện năng lượng mặt trời.

Xin cấp giấy phép xây dựng.

Cũng giống như giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy thì giấy chứng nhận xây dựng cũng là vấn đề cần thiết với 1 số địa phương riêng. Hiện tại việc xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời có thể ảnh hưởng ít nhiều tới cảnh quan đô thị. Chính vì vậy sẽ cần phải xin giấy phép xây dựng. Và việc này cũng tùy từng trường hợp, từng địa phương.

Điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh

Chủ hộ phải bổ sung ngành nghề là : 3511 Sản xuất điện và lấy chi tiết là 35116 Điện mặt trời.

5. Những câu hỏi thường gặp

Dự án của nhà đầu tư Việt Nam có phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?

Dự án của nhà đầu tư trong nước thuộc trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định như trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư bao gồm những tài liệu nào?

Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (sao kê tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư).

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 Luật Đầu tư 2020

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Tại Điều 39 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trên đây là một số thông tin mà Công ty Luật ACC muốn cung cấp cho các bạn. Trong thời gian tìm hiểu nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo