Ngày 18/6/2014, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Có một số điểm mới nổi bật như sau:
1. Căn cứ pháp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý
Nội dung bài viết này được thực hiện dựa vào những quy định, căn cứ pháp lý thuộc các văn bản được ban hành bao gồm:
Thông tư 154/2011/TT-BTC
Thông tư 156/2013/TT-BTC
Thông tư 78/2014/TT-BTC
Nghị định 218/2013/NĐ-CP
Thông tư 151/2014/TT-BTC
Nghị định 126/2020/NĐ-CP
2. Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý
Để có thể nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo đúng quy định của pháp luật, doanh nghiệp cần chuẩn bị và thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo nội dung như sau:
* Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo mẫu 01A/TNDN:
Nội dung tại mẫu 01A/TNDN sẽ dành cho các doanh nghiệp mới thành lập hoặc hoạt động kinh doanh bị lỗ vào năm trước dùng để kê khai.
* Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo mẫu 01B/TNDN
Đối với nội dung mẫu 01B/TNDN sẽ dành cho các doanh nghiệp khai theo tỷ lệ chịu thuế trên doanh thu tạm tính và doanh nghiệp không kê khai được chi phí phát sinh
Lưu ý: Kể từ ngày Thông tư 151/2014/TT-BTC được ban hành và có hiệu lực 15/11/2014, Bộ Tài chính có những quy định đối với thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Mỗi quý, doanh nghiệp không cần thực hiện lập tờ khai thuế TNDN tạm tính quý. Thay vào đó, doanh nghiệp dựa trên căn cứ kết quả kinh doanh thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý. Chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo.
Nếu tổng 4 lần nộp thuế TNDN tạm tính quý từ 20% trở lên so với số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải nộp thì doanh nghiệp thực hiện nộp lãi chậm nộp với mức chênh lệch là 20%.
Đối với số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý nhỏ hơn so với số thuế phải nộp quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp nộp chậm so với thời gian được quy định thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết hạn nộp thuế đến ngày hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Sau khi doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xong thì Cơ quan quản lý thuế sẽ tiến hành kiểm tra nội dung quyết toán thuế, nếu có sự sai sót hoặc số thuế bị chênh lệch thì doanh nghiệp bị tính tiền nộp chậm đối với toàn bộ số thuế đã quyết toán.
3. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý
Công thức xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN
Trong đó:
* Phần trích lập quỹ KH&CN (Quỹ Khoa học & Công nghệ)
Đây là loại quỹ được thành lập nhằm tạo nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp thông qua quy trình nghiên cứu, sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Mức trích tối đa đối với quỹ KH&CN là 10%.
* Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
– Thuế suất thuế TNDN đối với doanh nghiệp thông thường là 20%
– Thuế suất thuế TNDN đối với quỹ tài chính, tín dụng là 17%
– Thuế suất thuế TNDN đối với doanh nghiệp có hoạt động dò tìm, khai thác, chế biến tài nguyên là từ 32% đến 50%
* Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – ( Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
4. Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính
Đối với nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý được quy định thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của kỳ phát sinh tiếp theo được quy định tại nội dung Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14.
Theo đó, nội dung tại Nghị định 126/2020/NĐ – CP quy định về thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính quý như sau:
Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được phép thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Nguồn: Nghị định 126/2020/NĐ – CP Thư viện pháp luật
Như vậy, thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính được quy định như sau:
Doanh nghiệp căn cứ vào kết quả kinh doanh, sản xuất để xác định số thuế TNDN tạm tính vào mỗi quý.
Tổng số tiền thuế TNDN đã nộp vào 03 quý đầu phải >75% tổng thuế TNDN phải nộp của cả năm.
Trong trường hợp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp so với số thuế tạm tính ở 03 quý đầu thì doanh nghiệp phải nộp tiền nộp chậm tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày hết hạn nộp thuế TNDN tạm tính ở quý 03 đến ngày hoàn thành bổ sung thanh toán thuế.
5. Một số điểm mới
5.1. Thuế suất 1% đối với một số trường hợp
Doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế TNDN mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí thì kê khai nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:
- Dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5% (Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật là 2%).
- Kinh doanh hàng hóa: 1%
- Hoạt động khác: 2%.
(Khoản 5 điều 3)
5.2. Áp dụng mức thuế suất 20% từ 01/01/2016
Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế TNDN với mức thuế suất 22% (từ 01/01/2016 là 20%).
(Đoạn 4 khoản 2 điều 4)
5.3. Bù trừ lỗ - lãi trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản
Doanh nghiệp trong kỳ tính thuế có hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) nếu bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh.
(Đoạn 5 khoản 2 điều 4)
5.4. Chuyển lỗ trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản
Đối với số lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) của các năm 2013 trở về trước còn trong thời hạn chuyển lỗ thì doanh nghiệp phải chuyển lỗ vào thu nhập của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư, nếu chuyển không hết thì được chuyển vào thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu nhập khác) từ năm 2014 trở đi.
(Đoạn 6 khoản 2 điều 4)
5.5. Bù trừ lỗ - lãi khi giải thể doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục giải thể, sau khi có quyết định giải thể nếu có quyết định chuyển nhượng bất động sản là tài sản cố định của doanh nghiệp thì thu nhập (lãi) từ chuyển nhượng bất động sản (nếu có) được bù trừ với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh vào kỳ tính thuế phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
(Đoạn 7 khoản 2 điều 4)
5.6. Bổ sung quy định về thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động vận tải hàng không là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ vận chuyển cho người mua.
(Điểm c khoản 2 điều 5)
Nội dung bài viết:
Bình luận