Giải pháp khi muốn ly hôn nhưng chồng giữ hết giấy tờ

Sau khi kết hôn và trong cuộc sống hôn nhân, nếu các bên không thể tiếp tục chung sống thì có thể lựa chọn ly hôn. Ngoài việc có thể thỏa thuận ly hôn, vợ chồng có thể gửi yêu cầu đến Tòa án yêu cầu ly hôn đơn phương. Trong quá trình giải quyết ly hôn một trong những vấn đề thường xuyên gặp phải đó là một bên đương sự không chịu để Tòa để giải quyết dứt điểm những tranh chấp phát sinh khi ly hôn. Do đó một trong những vấn đề được quan tâm đó là Giải pháp khi muốn ly hôn nhưng chồng giữ hết giấy tờ. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây.

Muon Don Phuong Ly Hon Nhung Bi Thieu Giay To Phai Lam Sao

Giải pháp khi muốn ly hôn nhưng chồng giữ hết giấy tờ

1. Ly hôn được hiểu nghĩa là gì?

Trước khi tìm hiểu về giải pháp khi muốn ly hôn nhưng chồng giữ hết giấy tờ, chúng ta cần hiểu định nghĩa ly hôn theo pháp luật hiện hành như thế nào.

Căn cứ theo Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn được định nghĩa như sau:

 “Điều 3. Giải thích từ ngữ

  1. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

Vậy qua định nghĩa này ta có thể hiểu như sau:

  • Hệ quả của ly hôn: Chấm dứt quan hệ vợ chồng, nghĩa là sau khi ly hôn hai vợ chồng sẽ không phải tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ giữa vợ và chồng nữa. Tuy nhiên, người chồng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con cái.
  • Bằng chứng cho việc ly hôn: hai bên vợ chồng nhận được bản án, quyết định có hiệu lực của pháp luật, cụ thể là quyết định công nhận thuận tình ly hôn, bản án ly hôn, để làm căn cứ chứng minh cho việc vợ chồng đã ly hôn, đồng thời làm chứng cứ chứng minh cho các giao dịch sau này.

2. Nếu chồng không đồng ý ly hôn thì người vợ có quyền yêu cầu ly hôn không?

Căn cứ theo Điều 51 Chương VI, Mục 1 Luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

  1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Vậy nếu người chồng không đồng ý thì người vợ vẫn hoàn toàn có quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, người chồng cố tình gây khó dễ khiến vợ rơi vào trạng thái muốn ly hôn nhưng chồng giữ hết giấy tờ.

3. Hồ sơ ly hôn bao gồm những giấy tờ gì ?

Để có thể ly hôn, người yêu cầu phải nộp hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây.

  • Đơn xin ly hôn (có thể mua trực tiếp tại Tòa án).
  • Bản chính giấy chứng nhận kết hôn
  • Bản sao công chứng hợp pháp sổ hộ khẩu (Nếu tạm trú thì phải có giấy tạm trú hoặc xác nhận của công an nơi tạm trú).
  • Bản sao có công chứng giấy chứng minh thư hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (2 bản của 2 bên Vợ và Chồng)
  • Nếu hai người có con chung thì phải có thêm, bản sao hợp lệ giấy khai sinh của các con chung và nếu con từ 7 tuổi trở lên phải có nguyện vọng thì bắt buộc phải có đơn trình bày nguyện vọng của con chung con ở với bố hoặc mẹ bằng văn bản.
  • Các tài liệu, chứng cứ khác để làm căn cứ chứng cứ chứng minh cho yêu cầu ly hôn là có căn cứ và hợp pháp.
  • Các tài liệu có liên quan như giấy tờ về bất động sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm,…  biên bản giải quyết của địa phương hoặc cơ quan nếu có.

Như vậy có thể thấy về phần hồ sơ khi ly hôn, bao gồm khá nhiều giấy tờ. Nếu không có hoặc không đủ những giấy tờ trên. Thẩm phấn sẽ yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện, từ đó sẽ mất thêm nhiều thời gian, khiến cho tốn nhiều thời gian giải quyết ly hôn hơn. Nhưng, nếu người chồng giữ hết hồ sơ thì làm thế nào được giải quyết ly hôn. Câu trả lời ở phần dưới đây.

4. Muốn ly hôn nhưng chồng giữ hết giấy tờ thì phải làm thế nào?

Muốn ly hôn nhưng chồng giữ hết giấy tờ? Nếu không có sổ hộ khẩu thì bạn có thể nhờ, liên hệ với công an cấp phường, xã nơi bạn thường trú để nơi đây xác nhận rằng bạn là nhân khẩu thường trú tại địa phương. Việc xác nhận này bạn có thể làm một đơn riêng, cũng có thể nhờ công an xác nhận ngay vào đơn xin ly hôn.

  • Nếu không có ban chính giấy chứng nhận kết hôn cũng giấy khai sinh hoặc không có bản sao giấy khai sinh có công chứng hợp lệ thì có giải pháp như sau:

Căn cứ điều 62  Luật Hộ tịch 2014, vì đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn sẽ không có bản chính trích lục hộ tịch nên nếu không có bản chính giấy chứng nhận kết hôn, bản chính giấy khai sinh của các con (nếu có con chung)  thì bạn nên trích lục bản sao (trích lục hộ tịch) hai loại giấy tờ này thay vì làm lại, do trình tự thủ tục khá phức tạp, có thể hiểu, (hộ tịch bao gồm sự kiện kết hôn và khai sinh) :

Theo điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trích lục hộ tịch như sau như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

  1. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính”.

Như vậy, nếu không có ban chính giấy chứng nhận kết hôn cũng giấy khai sinh hoặc không có bản sao giấy khai sinh có công chứng hợp lệ bạn hoàn toàn có thể trích lục bản sao giấy đăng ký kết hôn và giấy khai sinh ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo phương thức như sau:

  1. Về nơi cấp bản sao trích lục hộ tịch thì theo điều 63 Luật Hộ tịch 2014, quy định như sau:

Điều 63. Cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký

Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.”

Như vậy cá nhân có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đã đăng ký kết hôn trước đây để xin cấp trích lục bản sao giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn. Đó có thể là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp Huyện.

Lưu ý: Trường hợp khi không thể xin được các giấy tờ trên thì có thể trình bày lý do và yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập theo quy định pháp luật tố tụng dân sự.

5. Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn khi chồng giữ hết giấy tờ tại công ty Luật ACC

Sử dụng dịch vụ tư vấn muốn ly hôn nhưng chồng giữ hết giấy tờ là một lựa chọn khôn ngoan. Luật sư sẽ giúp bạn bảo vệ lợi ích hợp pháp một cách tối đa về quan hệ hôn nhân, chia tài sản chung và việc trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng cho con.

Hơn nữa, việc ly hôn đơn phương vắng mặt, dù phức tạp đến đâu cũng sẽ được diễn ra một cách suôn sẻ, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn muốn ly hôn nhưng chồng giữ hết giấy tờ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại luật sư tư vấn ly hôn 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (324 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo