Giá trị pháp lý của trích lục khai sinh (Cập nhật 2024)

Trích lục khai sinh không phải là thuật ngữ xa lạ đối với người dân hiện nay, tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn thắc mắc liệu bản sao trích lục giấy khai sinh có giá trị pháp lý tương tự như giấy khai sinh hay không, hay sẽ bị hạn chế phần nào giá trị. Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Công ty Luật ACC để hiểu rõ hơn pháp luật hiện hành quy định về giá trị pháp lý của trích lục khai sinh (cập nhật 2022). 

1. Khái niệm trích lục khai sinh

Căn cứ theo khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về trích lục khai sinh: “Trích lục khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện khai sinh của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục khai sinh được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục khai sinh bao gồm bản sao trích lục được cấp từ Cơ sở dữ liệu khai sinh và bản sao trích lục được chứng thực từ bản chính.”
Hiểu đơn giản thì trích lục giấy khai sinh chính là “lấy lại” những thông tin trên giấy khai sinh đã được cấp từ phía cơ quan Nhà nước. Để được cơ quan nhà nước cấp bất trích lục thì công dân phải có nghĩa vụ soạn thảo hồ sơ trích lục. Sau khi đã nhận đủ hồ sơ trích lục khai sinh hợp lệ thì phía cơ quan Nhà nước sẽ cấp giấy tờ hộ tịch, ghi vào sổ hộ tịch và lưu giữ hồ sơ gốc. Việc trích lục khai sinh là hành động cơ quan đã cấp giấy tiến hành tra soát và đối chứng thông tin khai sinh trong hồ sơ gốc của người có yêu cầu.

2. Giá trị pháp lý của trích lục khai sinh (cập nhật 2022)

Giá Trị Pháp Lý Của Trích Lục Khai Sinh
giá trị pháp lý của trích lục khai sinh

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực như sau:

          Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thêm vào đó, khoản 7 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:
         
          Sổ gốc là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.
Đối chiếu các quy định trên, sổ hộ tịch được xác định là một loại sổ gốc và bản sao trích lục hộ tịch thực chất chính là bản sao được cấp từ sổ gốc (sổ hộ tịch). 
Người có yêu cầu cấp bản sao trích lục giấy khai sinh có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi ủy quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch.
Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

3. Thủ tục xin trích lục giấy khai sinh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bước 3: Cấp bản sao trích lục cho người yêu cầu

4. Mẫu tờ khai cấp bản sao trích lục giấy khai sinh

Biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
TỜ KHAI
CẤP BẢN SAO TRÍCH LỤC HỘ TỊCH
Kính gửi: (1) ................................. 
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ........................ 
Nơi cư trú: (2) .................................................................................................................... 
Giấy tờ tùy thân: (3) ............................................................................................................................... 
Quan hệ với người được cấp bản sao Trích lục hộ tịch: ..........................................
Đề nghị cơ quan cấp bản sao trích lục(4) ............. 
cho người có tên dưới đây:
Họ, chữ đệm, tên: ........................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh:................................................. 
Giới tính: ...........                            Dân tộc: ....................   Quốc tịch: ................
Nơi cư trú: (2)..................................................................................................................................... 
Giấy tờ tùy thân: (3) ............................................................................................................................ 
Số định danh cá nhân (nếu có): ................................ 
Đã đăng ký tại: (5) ................................................................................................................................. 
ngày  .......... tháng ........... năm ........  số ......  Quyển số: ........... 
Số lượng bản sao yêu cầu cấp:(6)......................bản.
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình
                                                 Làm tại: .......................... , ngày .....  tháng ...........  năm .......
Người yêu cầu
(ký và ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
                                                                              
Chú thích:
(1) Ghi tên cơ quan đề nghị thực hiện việc cấp bản sao Trích lục hộ tịch.
(2) Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký, ghi rõ số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân  hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế
Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004.
           (4) Ghi rõ loại việc hộ tịch đã đăng ký trước đây, nay đề nghị cấp bản sao Trích lục hộ tịch.
           (5) Ghi rõ tên cơ quan đã đăng ký hộ tịch trước đây.
Ví dụ:   Ủy ban nhân dân phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
            Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
            Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình
(6) Ghi rõ số lượng bản sao đề nghị cấp.
Như vậy, giá trị pháp lý của trích lục khai sinh có giá trị như bản chính khi nó được trích lục từ sổ gốc đã được cơ quan nhà nước lưu trữ, đối với bản sao chứng thực từ bản trích lục giấy khai sinh thì không có giá trị như bản chính. 
Trên đây là quy định của pháp luật về giá trị pháp lý của trích lục khai sinh. Mọi thắc mắc về vấn đề có liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ đến Công ty Luật ACC để được tư vấn, giải đáp chính xác và kịp thời. 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (879 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo