Thủ tục cấp GCN hoạt động thử nghiệm VLXD (Cập nhật 2024)

Vật liệu xây dựng đóng vai trò quan trọng, máu chốt tác động trực tiếp đến chất lượng công trình xây dựng. Mặt khác, đây là mặt hàng dễ bị gặp phải vấn nạn hàng giả, hàng nhái nhất. Vậy nên nhằm đảm bảo chất lượng công trình, bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đã ra quy định cấp Giấy chứng nhận hoạt động thử nghiệm vật liệu xây dựng trước khi tiêu thụ trên thị trường. Quy định này được đưa ra áp dụng đối với cả vật liệu xây dựng được sản xuất và cả vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài.

Thủ tục cấp GCN hoạt động thử nghiệm VLXD
Thủ tục cấp GCN hoạt động thử nghiệm VLXD

1. Thí nghiệm vật liệu xây dựng là gì?

  • Hoạt động kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng áp dụng với các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác có liên quan đến xây dựng. Kết quả của hoạt động này là căn cứ để chủ đầu tư có thể đánh giá thẩm định chất lượng của các nguyên vật liệu đang sử dụng có đảm bảo các tiêu chuẩn hay không. Đây là một trong những yếu tố tiên quyết tạo nên chất lượng công trình xây dựng.
  • Việc thí nghiệm kiểm tra thường xuyên liên tục trước lúc đưa vào sử dụng: các loại vật liệu đảm bảo chất lượng điều chỉnh kịp thời hợp lý, tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ và công năng của công trình.
  • Không chỉ có vai trò đánh giá chất lượng các vật liệu trước khi xây dựng, mà công tác thí nghiệm đối với vật liệu xây dựng công trình còn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng an toàn của công trình đang trong quá trình sử dụng thông qua công tác đánh giá kiểm tra chất lượng hiện trạng của công trình.

2. Hồ sơ công bố chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng

  • Đơn đăng ký hoạt động thử nghiệm theo Mẫu số 01, Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp
  • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Danh sách thử nghiệm viên theo Mẫu số 02, Nghị định số 107/2016/NĐ-CP Danh sách máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phục vụ hoạt động thử nghiệm đối với lĩnh vực thử nghiệm đăng ký theo Mẫu số 04, Nghị định số 107/2016/NĐ-CP

3. Trình tự thực hiện

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ công bố hợp quy.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ công bố tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Sở/BộXây dựng

Hình thức nộp

    • Trực tiếp:10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;
    • Trực tuyến: 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;

Các tổ chức cá nhân có thể nộp giấy xin công bố hợp quy trực tiếp hoặc gửi hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm qua đường bưu điện. Hồ sơ gửi đến Sở/Bộ Xây dựng tại thành phố, tỉnh trực thuộc Trung ương – Nơi mà các tổ chức, cá nhân công bố hợp quy đăng ký kinh doanh.

  • Bước 3: Cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
    • Đối với hồ sơ công bố hợp chuẩn hợp quy đầy đủ theo quy định sẽ tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp quy.
    • Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy không hợp lệ, Sở Xây dựng sẽ thông báo bằng văn bản ban hành đến tổ chức, cá nhân công bố hợp quy với lý do không tiếp nhận hồ sơ.
  • Bước 4: Sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
  • Bước 5: Nhận kết quả công bố.

4. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

  • Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.
  • Có ít nhất 04 thử nghiệm viên chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm vật liệu xây dựng.
  • Trước khi Giấy chứng nhận hết thời hạn hiệu lực 60 ngày, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia hoạt động thử nghiệm, tổ chức thử nghiệm phải lập 01 bộ hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới và gửi về Bộ Xây dựng.
  • Có máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp, với lĩnh vực hoạt động thử nghiệm vật liệu xây dựng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo