Đường nội bộ là gì? Những điều cần biết về đường nội bộ

Chúng ta thường nghe về đường nội bộ, nhất là trong các tranh chấp liên quan đến đất đai. Đây là một phần quan trọng trong hệ thống giao thông, đóng góp vai trò thiết yếu vào đời sống của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Vậy đường nội bộ là gì? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu về đường nội bộ trong bài viết dưới đây. 

Đường nội bộ là gì

Đường nội bộ là gì

1.Đường nội bộ là gì?

Luật đất đai năm 2003 có quy định đường nội bộ là hệ thống hạ tầng kỹ thuật được sử dụng vào mục đích công cộng, thuộc diện nhà nước quản lý hoặc đã giao cho Chủ đầu tư quản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt. Đường nội bộ không thuộc quyền sở hữu quyền sử dụng đất riêng của bất kỳ ai. Do vậy, việc quản lý và sử dụng được thực hiện theo các chủ trương và văn bản của cơ quan nhà nước và các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác.

Nghĩa vụ của người sử dụng đường nội bộ

Người sử dụng đường nội bộ có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp xây dựng đường nội bộ chung cho khu vực mình sinh sống. Đây chính là việc làm tốt và đúng đắn trong khu vực sinh sống của chính mình và gia đình bạn cũng như cộng đồng. Đồng thời, các hoạt động này góp phần phát triển cuộc sống hiện đại xã hội trong tất cả khu vực, không tập trung cho một đối tượng nào. Bởi vậy, luôn đảm bảo tính minh bạch và công khai cho cư dân có đường nội bộ.

Bên cạnh đó, người dân còn có trách nhiệm giao đất khi nhà nước yêu cầu, khi quỹ đất đó nằm trong dự án quy hoạch chung của nhà nước. Nhà nước sẽ sở hữu những chính sách bồi thường thỏa đáng cho quỹ đất mà nhân dân đã giao nộp cho nhà nước.

Đối với những trường hợp không thực hiện nghĩa vụ và có hành vi hủy hoại và chiếm đoạt khu vực đường nội bộ đều là những hành vi vi phạm pháp luật. Những đối tượng này sẽ được xử lý đúng theo quy tắc của nhà nước.

Tuy nhiên hiện nay các văn bản pháp luật hiện hành đã không còn quy định về đường nội bộ nữa mà thay vào đó là một thuật ngữ có tính chất khá tương tự là lối đi chung

2. Lối đi chung là gì?

Pháp luật hiện nay không quy định hay giải thích thế nào là lối đi chung. Bên cạnh việc pháp luật không quy định thì nguồn gốc lối đi chung cũng có sự khác nhau nhất định, có thể kể đến một số trường hợp phổ biến như sau:

(1) Lối đi chung được hình thành từ lối mòn, sử dụng lâu năm.

(2) Lối đi chung được người sử dụng đất phía ngoài tự dành ra hoặc theo thỏa thuận hoặc chuyển nhượng cho người phía trong để có lối ra đường công cộng (giống với lối đi qua).

(3) Lối đi chung do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất của mình tạo nên, đồng thời lối đi chung tạo thành ranh giới sử dụng đất giữa các thửa đất liền kề (thường gọi là đường đi chung hoặc ngõ đi chung).

3. Thẩm quyền, trình tự thủ tục tranh chấp lối đi chung

Thẩm quyền, trình tự thủ tục tranh chấp lối đi chung

Thẩm quyền, trình tự thủ tục tranh chấp lối đi chung

Khoản 2, Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “...nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định”.

Do đó đối với các đất không có lối đi mà không thể thỏa thuận được với nhau về tạo lỗi hay đền bù thì có thể làm đơn khởi kiện tranh chấp lối đi chung tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi được thực hiện theo quy định Luật Đất đai 2013. Cụ thể Điều 203 luật này quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

"Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

4. Mọi người cùng hỏi

Người điều khiển phương tiện giao thông có được phép sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thông trên đường nội bộ không?

Người điều khiển phương tiện giao thông không được phép sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thông trên đường nội bộ và các tuyến đường khác.

Tốc độ tối đa cho phép trên đường nội bộ là bao nhiêu?

Tốc độ tối đa cho phép trên đường nội bộ thường thấp hơn 60 km/h, tùy theo quy định của từng khu vực. Người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ tốc độ giới hạn được quy định.

Hành vi nào bị cấm trên đường nội bộ?

  • Cấm dừng, đỗ xe trái quy định.
  • Cấm lấn chiếm phần đường, vỉa hè dành cho người đi bộ.
  • Cấm tập trung đông người, bày bán hàng hóa trên đường nội bộ.
  • Cấm sử dụng còi, loa phóng thanh gây ồn ào.
  • Cấm xả rác thải, bẩn bẩn lòng đường.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào hiểu được về những quy định về đường nội bộ là gì. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện. Ngoài ra liên quan đến chủ đề trên bạn đọc có thể tham khảo các bài viết cụ thể hơn như đường dân sinh là gì?đường cơ sở là gì của chúng tôi. Như vậy, bài viết trên đây của Luật ACC đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin giải đáp đường nội bộ là gì cùng các vấn đề xoay quanh. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, cần thiết, giúp cho những ai đang quan tâm đến vấn đề này có thể hiểu rõ hơn về đường nội bộa.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo