Hằng năm thì có rất nhiều văn bản pháp luật, thông tư, nghị định, v.v … được ban hành và chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã từng nghe ai đó hay chính bản thân mình nhắc đến tên của các loại văn bản này. Tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng đều biết rõ về khái niệm thông tư là gì? Cơ quan ban hành thông tư là cơ quan nào? Thông tư có hiệu lực khi nào? Hay thông tư có phải là một dạng văn bản pháp luật không? Chính vì thế, để giúp quý bạn đọc có thể giải đáp được những câu hỏi trên và có thêm những kiến thức, hiểu rõ hơn về các vấn đề có liên quan đến thông tư thì xin mời tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Văn Bản Dưới Thông Tư Gồm Những Gì?
1. Thông tư là gì?
Thông tư là một loại văn bản có nội dung và mục đích là nhằm hướng dẫn, giải thích chi tiết, cụ thể những quy định mang tính chung chung trong các văn bản pháp luật mà nhà nước ban hành, thông tư nằm trong phạm vi quản lý của từng ngành nhất định.
Thông tư được ban hành bởi các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan ban hành thông tư?
Theo quy định cụ thể tại khoản 8, điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành năm 2015 có nội dung như sau:
“Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.”
=> Như vậy, từ những nội dung của quy định trên ta có thể thấy:
Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành thông tư đó chính là: Tòa án nhân dân tối cao (cụ thể là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (cụ thể là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao), Bộ trưởng và Thủ trưởng của các cơ quan ngang bộ.
Trong đó:
+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành thông tư là để nhằm mục đích hoàn thành nhiệm vụ quản lý các Tòa án quân sự và Tòa án nhân dân về phương diện tổ chức và một số vấn đề khác do Luật tổ tổ chức Tòa án nhân dân và những luật có liên quan khác giao phó.
+ Thông tư được ban hành bởi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao với mục đích là để quy định, hướng dẫn những vấn đề được giao trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các luật có liên quan khác.
+ Thông tư do Bộ trưởng, các Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành với nội dung và mục đích là để quy định một cách chi tiết các điều, các khoản, nêu ra được những điểm giao trong luật; hướng dẫn thực hiện các pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị quyết của Quốc hội, những nghị định của Chính phủ, quyết định của Chủ tịch nước và quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, qua việc ban hành thông tư, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ còn thể hiện được những giải pháp trong việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình.
+ Bên cạnh đó, những văn bản thông tư liên tịch giữa Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng như thông tư liên tịch giữa Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Bộ trưởng và các Thủ trưởng của những cơ quan ngang bộ là nhằm quy định về cách thức phối hợp để tiến hành hoàn tất các thủ tục, trình tự tố tụng giữa các cơ quan này sao cho nhanh chóng, đúng pháp luật.
3. Thông tư có hiệu lực khi nào?
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì một vài nguyên tắc để xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đó là:
– Ta sẽ dựa vào thông tin được quy định trực tiếp, cụ thể tại một điều luật nào đó trong văn bản quy phạm pháp luật.
– Trong trường hợp, trong văn bản quy phạm pháp luật không có điều khoản cụ thể quy định về ngày, tháng, năm có hiệu lực thì ta sẽ áp dụng cách xác định thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đó như sau (theo điều 151 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015):
+ Đối với các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp Trung ương ban hành thì thông thường sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký hoặc kể từ ngày được thông qua văn bản đó.
+ Đối với những văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh thì hiệu lực của văn bản đó sẽ là sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
+ Còn đối với một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tại cấp huyện và cấp xã thì sau 07 ngày tính từ ngày ký ban hành thì văn bản đó sẽ có hiệu lực.
=> Thông tư sẽ có hiệu lực theo ngày, tháng, năm cụ thể được ghi nhận trong chính điểu khoản của thông tư đó hoặc sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký hay kể từ ngày được thông qua (vì đây là một văn bản do cấp Trung ương ban hành)
4. Thông tư có phải là văn bản pháp luật không?
Tại điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 do Quốc hội ban hành thì có liệt kê toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay.
Và chính tại khoản 8 của điều luật này có nhắc tới thông tư.
Chính vì vậy, ta có thể khẳng định thông tư chính là một trong những văn bản quy phạm pháp luật.
5. Văn bản dưới luật bao gồm những văn bản cụ thể nào?
Hiện nay, văn bản dưới luật bao gồm pháp lệnh, nghị quyết, sắc lệnh, nghị đinh, quyết định, thông tư. Trong đó:
+ Pháp lệnh là văn bản dưới luật, chủ thể ban hành là Ủy ban thường vụ Quốc hội và quy định những vấn đề được Quốc hội giao.
Pháp lệnh thường quy định và điều chỉnh những mối quan hệ xã hội quan trọng, cơ bản nhưng chưa được văn bản luật quy định một cách chi tiết hoặc chưa được quốc hội quy định. Pháp lệnh ban hành một thời gian có thể được xem xét trở thành văn bản Luật.
Về giá trị pháp lý, văn bản dưới luật có hiệu lực pháp lý dưới hiến pháp và các văn bản Luật. Khi ban hành, Pháp lệnh phải được quá nửa tổng số thành viên Ban thường vụ Quốc hội đồng ý và có hiệu lực khi chủ tịch nước ký lệnh công bố. (Trước 15 ngày kể từ ngày được thông qua).
+ Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật quyết định những nội dung cơ bản để điều chỉnh quan hệ xac hội, ban hành sau khi được bàn bạc, biểu quyết thông qua theo đa số của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.
Nghị quyết theo quy định tại Hiến pháp là hình thức văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
+ Sắc lệnh là một loại văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản pháp luật cá biệt của người đứng đầu bộ máy nhà nước hoặc bộ máy hành pháp, được ban hành bởi Chủ tịch nước. Hiện nay, tại một số quốc gia, sắc lệnh có thể do Tổng thống, Thủ tướng Chính phủ hoặc Tòa án ban hành.
+ Nghị định là hình thức văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ. Nghị định nêu chi tiết những vấn đề được văn bản luật quy định hoặc quy định những quyền và nghĩa vụ của người dân trên cơ sở quy định của Hiến pháp và các văn bản Luật do Quốc hội ban hành.
+ Quyết định cũng là một loại văn bản quy phạm pháp luật có tinhs chất đặc biệt hơn những văn bản dưới luật khác bởi đây vừa là văn bản quy phạm pháp luật, vừa là văn bản áp dụng pháp luật được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyết định thường dụng để đưa ra những biện pháp nhằm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc được sử dụng đẻ giải quyết các công việc hàng ngày liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước
+ Thông tư là một loại văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, được ban hành bới Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, dung để hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do cấp trên ban hành. Thông thường, thông tư sẽ dung để hướng dẫn Nghị định chính phủ. Thông tư thường sẽ được ban hành bổi một Bộ để hướng dẫn giải quyết những quy định của Nghị định liên quan đến lĩnh vực mà Bộ quản lý, hoặc cung có thể được ban hành bởi nhiều bộ, ngành để hướng dẫn các nghị định do Chính phủ ban hành để giải quyết các vấn đề liên quan đến các công việc do Bộ, ngành đó quản lý.
Trên đây là nội dung mà bạn đọc có thể tham khảo về quy định về các văn bản dưới thông tư là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc phát sinh trong quá trình tìm hiểu, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận