Xe ô tô gia đình chở khách có phải đăng ký kinh doanh không?

Hiện nay, ô tô là một trong các phương tiện đi lại phổ biến trong cuộc sống mà hầu hết được nhiều người chọn lựa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có một khoản tiền lớn để mua ô tô, do đó, vào các dịp lễ, tết, nhu cầu thuê ô tô được trở nên phổ biến và cần phải xem xét đây có phải là kinh doanh vận tải không. Trong bài viết dưới đây, Luật ACC sẽ giải đáp cho các bạn về câu hỏi xe ô tô gia đình chở khách có phải đăng ký kinh doanh không cùng với những nội dung chính sau đây:

1. Dùng ô tô gia đình chở khách có phải đăng ký kinh doanh không?

Căn cứ vào Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP, dùng ô tô gia đình chở khách không phải một trong các trường hợp được phép miễn đăng ký kinh doanh, mà đối tượng được miễn đăng ký kinh doanh bao gồm:

- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định

- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 67 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định, cá nhân kinh doanh vận tải phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng đường ô tô mới đủ điều kiện để hoạt động trên thực tế:

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;

- Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;

- Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

- Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;

- Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

Như vậy, từ quy định trên, có thể thấy rằng, dùng ô tô gia đình chở khách phải đăng ký kinh doanh theo 02 bước:

Bước 1: Xin giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hợp tác xã.

Bước 2: Xin giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải bằng ô tô.

Bài viết sau đây của ACC về Thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô theo quy định mới năm 2022 hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc

2. Xin giấy phép đăng ký kinh doanh cho xe ô tô gia đình chở khách

2.1 Xin giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hợp tác xã

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, hợp tác xã hoặc các loại hình doanh nghiệp, cụ như gồm các giấy tờ như sau:

  1. Đối với đăng ký hộ kinh doanh cá thể kinh doanh vận tải ô tô

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

  1. Đối với đăng ký hợp tác xã kinh doanh vận tải ô tô

- Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Điều lệ;

- Phương án sản xuất, kinh doanh;

- Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;

- Nghị quyết hội nghị thành lập.

  1. Đối với đăng ký doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vận tải ô tô

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

  1. Đối với đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên kinh doanh vận tải ô tô

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Điều lệ công ty.

- Danh sách thành viên.

- Bản sao các giấy tờ sau đây:

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

  1. Đối với đăng ký công ty cổ phần kinh doanh vận tải ô tô

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Điều lệ công ty.

- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

- Bản sao các giấy tờ sau đây:

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

  1. Đối với đăng ký công ty hợp danh kinh doanh vận tải ô tô

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Điều lệ công ty.

- Danh sách thành viên.

- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:

- Đối với các loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân thì nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính

- Đối với hộ kinh doanh cá thể thì nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện

- Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.

Bước 4: Nhận kết quả

- Tùy theo tính hợp lệ của hồ sơ mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ giải quyết hồ sơ cụ thể. Thường thì từ 03-05 ngày nếu hồ sơ không cần sửa đổi bổ sung thêm

- Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra thông báo bằng văn bản

Lưu ý, các mã ngành liên quan đến vận tải ô tô có thể ghi vào hồ sơ có thể tham khảo:

- 4921: Vận tải hành khách bằng xe buýt trong nội thành

- 4922: Vận tải hành khách bằng xe buýt giữa nội thành và ngoại thành, liên tỉnh

- 4931: Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)

2.2 Xin giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải bằng ô tô

Bước 1: Lựa chọn hình thức kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Theo quy định tại Khoản 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, các hình thức kinh doanh vận tải ô tô phổ biến hiện nay là:

- Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;

- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định (thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử);

- Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô;

- Vận tải trung chuyển hành khách.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép theo từng trường hợp được nêu trên

Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhận kết quả

Lưu ý: Khi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách:

Xe ô tô phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật

Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên

- Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô:

Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.

>> Tham khảo bài viết Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô để có thêm thông tin về điều kiện và các quy định để được cấp phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.

3. Một số câu hỏi thường gặp về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

3.1 Không đăng ký xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bị phạt bao nhiêu tiền

Theo khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định sẽ bị phạt tiền như sau:

- Từ 07 - 10 triệu đồng đồng đối với cá nhân

- Từ 14 - 20 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải

3.2 Xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ở đâu

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3.3 Lệ phí xin giấy phép kinh doanh vận tải là bao nhiêu?

Thông thường, lệ phí do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, rơi vào khoảng mức tiền là 200.000 đồng

3.4 Hoạt động kinh doanh vận tải ô tô là gì?

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo