Quy định về đóng dấu treo trên hóa đơn điện tử (Cập nhật 2024)

Cách đóng dấu treo trên hóa đơn điện tử hiện nay thế nào? Hóa đơn điện tử là gì theo quy định? Đóng dấu treo treo trên hóa đơn điện tử như thế nào? Quy định của pháp luật về đóng dấu treo như thế nào? Bảng kê đính kèm hóa đơn có phải đóng dấu treo không?

Quy định Về đóng Dấu Treo Trên Hóa đơn điện Tử (cập Nhật 2023)
Quy định về đóng dấu treo trên hóa đơn điện tử (Cập nhật 2023)

1. Đóng dấu treo là gì?

Theo Điều 33, Nghị định 30/2020/NĐ-CP, việc đóng dấu treo trên văn bản giấy sẽ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.

Trong khi đó, căn cứ theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP, dấu treo  được sử dụng trong các văn bản hành chính, văn bản lưu nội bộ, hợp đồng giao kết giữa các bên. Hoặc trong phụ lục đính kèm của các loại văn bản, hợp đồng này hoặc các loại hóa đơn, giấy tờ, chứng từ kế toán.

Dấu treo sẽ thường được đóng dấu trên trang đầu tiên, đúng theo quy định của pháp luật về đóng dấu.

“Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo”.

Theo khoản d, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC: Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.

Mặt khác, mục đích của việc đóng dấu treo là để khẳng định văn bản là một bộ phận của văn bản chính, bên cạnh đó xác nhận nội dung để tránh việc giả mạo giấy tờ cũng như thay đổi giấy tờ liên quan.

Như vậy, dấu treo có thể hiểu là loại dấu quan trọng được sử dụng để đóng lên các văn bản khác nhau và thường nằm ở trang đầu tiên của văn bản. Hoặc dấu treo cũng có thể đóng dấu ở một phần tên của tổ chức, doanh nghiệp hay phụ lục đi kèm các loại văn bản chính.

2. Cách đóng dấu treo trên hóa đơn điện tử thế nào?

Dấu treo được sử dụng trong khá nhiều trường hợp. Tuy nhiên, căn cứ theo mục đích cụ thể thì loại dấu này thường được dùng cho các mục đích sau đây: 

– Để đánh dấu trên các văn bản nội bộ nhằm thông báo đến những người có liên quan thuộc tổ chức, doanh nghiệp.

– Để đóng lên phía góc trái của liên đỏ nhằm xác định thẩm quyền cũng như các thông tin thể hiện trên đó. Đồng thời hạn chế tình trạng giả mạo của văn bản và các loại giấy tờ khác.

– Khi không có sự ủy quyền, thể hiện mục đích đóng dấu lên chữ ký đã ký tại văn bản đó.

– Khi ban hành các văn bản hoặc phụ lục theo đúng quy định của Pháp luật.

Có thể thấy, dấu treo được đóng lên văn bản như một tiêu thức của văn bản chính. Do đó, cần phải thực hiện đóng dấu treo khi ban hành văn bản liên quan đến hoạt động trong các doanh nghiệp, tổ chức,….

Về mặt pháp lý, xét theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP và Điều 18, Nghị định 23/2015/NĐ-CP, dấu treo thực tế chỉ mang tính chất hình thức, nhằm xác minh văn bản được đóng dấu như một bộ phận của văn bản chính chứ không có giá trị pháp lý. 

3. Bảng kê đính kèm hóa đơn có phải đóng dấu treo không?

Hóa đơn sử dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức thường có bảng kê đính kèm để bổ sung thông tin. Việc đóng dấu treo đối với những hóa đơn như vậy cũng được áp dụng và phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định về con dấu.

Theo quy định hiện nay thì dấu treo có thể được đóng trên mọi hóa đơn đã bàn giao cho khách hàng. Điều kiện là người bán cần phải có thư ủy quyền từ những người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp. Thêm vào đó, người bán phải trực tiếp ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, địa chỉ đầy đủ trên hóa đơn.

Với hóa đơn bán hàng, việc sử dụng dấu treo không cần phải có sự đồng ý từ phía những người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp. Thực tế, chỉ cần có sự ủy quyền, chữ ký của người chịu trách nhiệm đóng dấu lên văn bản là hóa đơn có thể xuất cho khách hàng.

Tương tự như vậy, bảng kê đính kèm hóa đơn cũng không bắt buộc phải đóng dấu treo song đây là việc làm cần thiết để trở thành căn cứ khẳng định bảng kê là một bộ phận của hoa đơn. Thông qua đó có thể xác nhận thông tin được đưa ra trong bảng kê để tránh việc giả mạo giấy tờ, thay đổi thông tin.

4. Hóa đơn điện tử có cần phải đóng dấu hay không?

Để biết hóa đơn điện tử có cần đóng dấu không thì doanh nghiệp căn cứ các quy định sau của pháp luật:

  • Theo Khoản 2 Điều 5 của Thông tư 119/2014/TT-BTC, tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp: hóa đơn điện, hóa đơn nước, hóa đơn dịch vụ viễn thông, hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo quy định của pháp luật.
  • Theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 04/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ, tổ chức kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau. Nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử.
  • Theo Khoản 1, Khoản 2 trong Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài Chính, một trong những nội dung phải có của hóa đơn điện tử chính là chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc thì sẽ được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
  • Theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC, quy định các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung hướng theo quy định của pháp luật:
  • Hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua, dấu của người bán.
  • Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.
  • Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “dấu của người bán… Một số trường hợp khác thì sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

5. Hóa đơn điện tử chuyển đổi có cần đóng dấu không?

Theo Thông tư 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính thì người bán hàng hóa được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này chỉ được thực hiện duy nhất 01 lần và không nhất thiết phải có đóng dấu của người bán.

Hóa đơn điện tử khi chuyển đổi sang hóa đơn giấy phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện: phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc, có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy, có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.

Như vậy là những thắc mắc của kế toán doanh nghiệp xung quanh vấn đề hóa đơn điện tử có cần đóng dấu hay không? đã được giải quyết.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo