Vì một lý do nào đó đôi khi học sinh, sinh viên sẽ phải xin nghỉ học để giải quyết công việc riêng của mình. Muốn được chấp nhận việc nghỉ học ngày hôm đó , thì học sinh, sinh viên phải làm đơn xin nghỉ học. Vậy mẫu đơn này như thế nào? Bài viết dưới đây, ACC sẽ cung cấp các thông tin cần thiết đến bạn.

Mẫu đơn xin nghỉ học mới nhất 2024
1. Đơn xin nghỉ học là gì?
Đơn xin nghỉ học là một văn bản được viết bởi học sinh hoặc phụ huynh học sinh để trình bày nguyện vọng xin phép nhà trường cho học sinh được nghỉ học trong một khoảng thời gian nhất định. Đơn xin nghỉ học cần thể hiện rõ ràng lý do nghỉ học, thời gian nghỉ học và cam kết của học sinh sau khi trở lại trường.
2. Nội dung của đơn xin nghỉ học
Thông thường đơn xin nghỉ học cần thể hiện đầy đủ một số nội dung thông tin như sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ;
- Địa danh, ngày ... tháng ... năm ;
- Thông tin người nhận đơn ( bao gồm họ và tên, chức danh, chức vụ) ;
- Thông tin người viết đơn( bao gồm họ và tên, thông tin lớp học) ;
- Trình bày nguyện vọng nghỉ ;
- Lý do xin nghỉ phù hợp với thực tế ;
- Thời gian xin nghỉ cụ thể ;
- Ký xác nhận của người viết đơn, người nhận đơn.
3. Mẫu đơn xin nghỉ học mới nhất 2024
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
ĐƠN XIN NGHỈ HỌC
Kính gửi: Ban Giám Hiệu nhà trường............................................................................
Em tên là:................................................................................................................
Lớp:................................................................................................................
Khối:................................................................................................................
Lý do xin nghỉ học:
................................................................................................................
................................................................................................................
Thời gian nghỉ học: Từ ngày .......................................đến ngày..........................
Em xin cam đoan:
Sau khi hết thời gian nghỉ học, em sẽ hoàn thành đầy đủ các bài tập và nội dung học tập đã bỏ lỡ.
Em sẽ tiếp tục tham gia tích cực vào các hoạt động của lớp và nhà trường.
Kính mong Ban Giám Hiệu nhà trường xem xét và chấp thuận cho em nghỉ học theo nguyện vọng trên.
Em xin chân thành cảm ơn!
-------
..., ngày ... tháng ... năm ...
PHỤ HUYNH HỌC SINH HỌC SINH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
4. Những lưu ý khi đơn xin nghỉ học
Cách viết đơn xin nghỉ học tương đối đơn giản, không yêu cầu quá khắt khe, nhưng vẫn cần đảm bảo đủ thông tin cần thiết. Việc viết đơn nghỉ học đòi hỏi sự nghiêm túc và tôn trọng đối với người nhận đơn.
- Sử dụng ngôn ngữ lịch sự và trang trọng: Đơn xin nghỉ học là văn bản chính thức, vì vậy bạn nên sử dụng ngôn ngữ lịch sự, trang trọng và tôn trọng người nhận đơn.
- Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân: Đơn xin nghỉ học cần bao gồm thông tin cá nhân như tên, lớp, trường, khoa (nếu là sinh viên), số điện thoại liên lạc và địa chỉ.
- Chọn lý do phù hợp và thuyết phục: Lý do xin nghỉ học phải là thật sự và phù hợp, chẳng hạn như bệnh tật, việc gia đình quan trọng, hoặc các sự kiện không thể tránh.
- Chỉ định thời gian nghỉ: Xác định thời gian bạn muốn nghỉ học cụ thể, bao gồm ngày bắt đầu và kết thúc. Nếu bạn cần nghỉ lâu hơn một ngày, hãy nêu rõ thời gian cụ thể và lý do.
- Cam kết bù đắp và đảm bảo hoàn thành bài tập: Bạn nên cam kết sẽ bù đắp những gì đã học khi trở lại trường. Hứa sẽ hoàn thành bài tập và công việc trong thời gian nghỉ để không bị tồn đọng công việc.
- Gửi đơn đúng người và thời gian: Xác định đúng người bạn cần gửi đơn (giáo viên chủ nhiệm, trường hoặc bộ môn) và gửi đơn đúng thời gian để có thời gian xem xét và phản hồi.
5. Câu hỏi thường gặp:
5.1. Nghỉ học nhiều nhưng có đơn xin nghỉ học có được lên lớp không?
Trả lời: Căn cứ Điều 15 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐTđuợc bổ sung bởi Khoản 7 điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT quy định:
Lên lớp hoặc không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
a) Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;
b) Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
2. Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:
a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);
b) Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;
c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.
d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.
3. Xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật
Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh khuyết tật để xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung hoặc căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp.
Theo đó, học sinh không được nghỉ học quá 45 buổi học trong một năm nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại.
5.2. Nộp đơn xin nghỉ học trước bao lâu?
Trả lời: Nên nộp đơn xin nghỉ học trước ít nhất 1 ngày so với ngày nghỉ học. Trong trường hợp nghỉ học đột xuất, học sinh có thể nộp đơn xin nghỉ học sau khi đã nghỉ học.
5.3. Ai là người viết đơn xin nghỉ học?
Trả lời:
- Học sinh có thể tự viết đơn xin nghỉ học.
- Phụ huynh học sinh cũng có thể viết đơn xin nghỉ học cho con em mình.
Nội dung bài viết:
Bình luận