Tố cáo và trình báo là những từ ngữ mà ta thường xuyên xuất trong cuộc sống hằng ngày. Có rất nhiều vụ việc cần đến sự tố cáo hay trình báo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm kịp thời ngăn chặn, bảo vệ quyền lợi ích của cá nhân, tổ chức, xã hội và Nhà nước. Bài viết sau đây sẽ phân biệt đơn trình báo và đơn tố cáo.
Phân biệt đơn trình báo và đơn tố cáo
1. Đơn tố cáo là gì?
Căn cứ vào Luật tố cáo 2018 quy định tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đối tượng của việc tố cáo: tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Mục đích của việc tố cáo là nhằm chấm dứt hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đơn tố cáo là văn bản mà người tố cáo trình bày với cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo về nội dung tố cáo. Trung thực về nội dung tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo. Nội dung của đơn tố cáo phải đầy đủ (ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan, đơn tố cáo không có ký tên điểm chỉ của người tố cáo).
Hậu quả pháp lý phát sinh khi rút đơn: cơ quan nhà nước không chấm dứt việc giải quyết đơn tố cáo.
2. Đơn trình báo là gì?
Đơn trình báo được hiểu là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng khi muốn trình báo với cơ quan công an về một sự việc nào đó đã được diễn ra.
Theo đó, đơn trình báo là văn bản có nội dung hướng về những đối tượng bị tác động, chịu quy chế từ các quyết định hành chính hoặc là các hành vi hành chính được xem là trái pháp luật.
Mục đích chính của đơn trình báo là cá nhân, tổ chức có dấu hiệu bị xâm phạm sẽ đưa ra yêu cầu cơ quan công an tiến hành xem xét vụ việc và bảo vệ lợi ích bị xâm phạm của mình
3. Phân biệt đơn trình báo và đơn tố cáo
Về nội dung:
- Đơn tố cáo: người tố cáo trình bày với cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo về nội dung tố cáo
- Đơn trình báo: muốn trình báo với cơ quan công an về một sự việc nào đó đã được diễn ra.
Về mục đích:
- Đơn tố cáo: báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Đơn trình báo: là cá nhân, tổ chức có dấu hiệu bị xâm phạm sẽ đưa ra yêu cầu cơ quan công an tiến hành xem xét vụ việc và bảo vệ lợi ích bị xâm phạm của mình
Rút lại đơn:
- Đơn trình báo
Căn cứ theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ Luật Tố tụng hình sự) quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại theo đó:
Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết
Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Theo đó, chỉ được rút đơn khi đã trình báo đối với các tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự. Trong các trường hợp khác thì dù rút đơn cơ quan điều tra vẫn khởi tố vụ án hình sự.
- Đơn tố cáo: có thể rút đơn nhưng hậu quả pháp lý phát sinh khi rút đơn là cơ quan nhà nước không chấm dứt việc giải quyết đơn tố cáo.
Đơn trình báo và đơn tố cáo đều những văn bản thiết yếu trong đời sống giúp cho quý bạn đọc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình nhằm bảo vệ quyền lợi ích cá nhân, xã hội, Nhà nước. Bài viết trên đây giúp quý bạn đọc giải quyết được những thông tin quy định liên quan đến đơn trình báo và đơn tố cáo, phân biệt được đơn trình báo và tố cáo với nhau. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề nào thắc mắc hay có nhu cầu cần hỗ trợ, giải đáp tư vấn, vui lòng liên hệ:
- Zalo: 0846967979
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận