Doanh nghiệp dân doanh là gì? (Cập nhật 2024)

Doanh nghiệp là một hình thức tổ chức kinh tế hiện nay đang phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến doanh nghiệp dân doanh. Vậy doanh nghiệp dân doanh là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC.

Doanh Nghiệp Dân Doanh Là Gì

1. Doanh nghiệp dân doanh là gì?

Pháp luật Việt Nam hiện tại không có một quy định nào đưa ra khái niệm doanh nghiệp dân doanh là gì. Tuy nhiên, trong quá khứ, doanh nghiệp dân doanh lại là một thuật ngữ được sử dụng tại Việt Nam và Trung Quốc.

Theo đó, doanh nghiệp dân doanh được hiểu là một dạng hinh thức doanh nghiệp (có thể là công ty hoặc xí nghiệp) nhằm để chỉ đến các doanh nghiệp ngoài Nhà nước (không có vốn nhà nước hoặc không có quyền làm chủ, chi phối công ty) tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Các hình thức của doanh nghiệp dân doanh

Doanh nghiệp dân doanh ở nước ta bao gồm các loại hình thức doanh nghiệp chủ yếu sau:

Hình thức doanh nghiệp dân doanh  Đặc điểm của doanh nghiệp
 Doanh nghiệp tư nhân - Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

(Theo quy định tại Điều 188 của Luật Doanh nghiệp năm 2020)

Công ty TNHH Một thành viên - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

(Điều 74 của Luật Doanh nghiệp năm 2020)

 Công ty TNHH Hai thành viên trở lên - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

(Theo quy định tại Điều 46 Luật Doanh nghiệp năm 2020)

Công ty cổ phần - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

(Theo quy định tại Điều 111 của Luật Doanh nghiệp năm 2020)

Hợp tác xã - Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã

- Khi hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

 3. Câu hỏi thường gặp

  • Tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp dân doanh đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân là gì?

+ Huy động nguồn phát triển kinh tế: Thành lập doanh nghiệp dân doanh đã thu hút nhiều nguồn lực cho kinh tế nước nhà về vốn, lao động và tài nguyên. Cụ thể về vốn, doanh nghiệp dân doanh giúp huy động được nguồn vốn trong dân, các chủ sở hữu doanh nghiệp đã sử dụng vốn của mình và huy động vốn từ người thân để tự sản xuất kinh doanh.

+ Hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực: Các doanh nghiệp dân doanh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn và có tính nhạy cảm cao trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường trong nước, nhằm điều chỉnh sản xuất sao cho phù hợp.

+ Đào tạo môi trường thực tế cho doanh nhân trẻ: Cũng nhờ vào sự linh động trong ngành nghề, quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ nên các doanh nhân trẻ muốn thử sức mình vẫn có thể tiến hành tự thành lập doanh nghiệp cho bản thân, để cọ xát kinh nghiệm bản thân trong môi trường thực tế và phát triển tư duy kinh doanh

  • Hồ sơ thành lập doanh nghiệp dân doanh gồm những gì?
Trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp cần phải chuẩn bị một số giấy tờ theo quy định của pháp luật cụ thể :

+ Giấy đề nghị đăng ký thành lập DN theo mẫu quy định;
+ Giấy ghi thông tin về vốn điều lệ của DN;
+ Giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu, cần cung cấp bản sao và có chứng thực từ cơ quan có thẩm quyền xác thực;
+ Giấy ghi thông tin danh sách các thành viên, cổ đông thành lập doanh nghiệp đối với các loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, hợp tác xã,..
+ Giấy chứng nhận hành nghề, đối với một số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong ngành, nghề cần cung cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định pháp luật yêu cầu.

  • Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Xem thêm:

Doanh nghiệp lớn là gì?

Trên đây là nội dung tư vấn của ACC liên quan đến vấn đề Doanh nghiệp dân doanh là gì?. Nếu có bất kỳ thắc mặc gì liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Website: accgroup.vn

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo