Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn là gì?

Bản chất của chế độ trách nhiệm hữu hạn là sự tách bạch về tài sản giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp. Quy định về Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.131

1. Trách nhiệm hữu hạn là gì?

Trách nhiệm hữu hạn là trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp, theo đó chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp; bản thân doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước các nghĩa vụ của mình đến hết giá trị tài sản có trong doanh nghiệp.

Tham khảo bài viết Công ty TNHH 2 thành viên là gì?Những điều cần biết để hiểu rõ hơn về công ty TNHH 2 thành viên. 

2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn là gì?

Trách nhiệm hữu hạn và vô hạn đều là sự ràng buộc của người góp vốn, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên mức độ ràng buộc lại có sự khác nhau.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn là Doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi vốn, tài sản của doanh nghiệp. Đối với loại doanh nghiệp này, chủ sở hữu doanh nghiệp không có nghĩa vụ đưa tài sản của mình để trả nợ cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, dẫn đến tình trạng phá sản.

3. Phân tích quy định trách nhiệm hữu hạn tài sản:

Trách nhiệm hữu hạn là trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp, theo đó chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp vào doanh nghiệp; bản thân doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước nghĩa vụ của mình đến hết giá trị tài sản có trong doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 183 và điểm b, c khoản 1 Điều 172 Luật Doanh nghiệp năm 2014 (hiện nay đang áp dụng Luật doanh nghiệp năm 2020); Điều 103 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Chế độ TNHH cần được nhìn nhận ở hai khía cạnh:

Ở khía cạnh thứ nhất, chính bản thân thương nhân (doanh nghiệp) chịu TNHH, thương nhân chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn thuộc sở hữu của mình.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các thương nhân được hưởng quy chế TNHH gồm:

(i) Công ty TNHH;

(ii) Công ty cổ phần;

(iii) hợp tác xã

(iv) doanh nghiệp nhà nước.

Ở khía cạnh thứ hai, chủ sở hữu (hay thành viên) của doanh nghiệp (thương nhân) chịu TNHH, có nghĩa họ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn mà các thành viên đầu tư vào công ty.

Pháp luật hiện hành quy định, các chủ sở hữu (thành viên) của doanh nghiệp (thương nhân) phải chịu TNHH gồm:

- Thành viên công ty TNHH;

- Cổ đông Công ty cổ phần;

- Thành viên góp vốn vào công ty hợp danh;

- Thành viên hợp tác xã và đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước .

Chế độ TNHH có ưu thế nhất định đối với thương nhân, đó là hạn chế được rủi ro cho chủ sở hữu doanh nghiệp (thương nhân). Trong trường hợp thương nhân kinh doanh thua lỗ, chủ sở hữu doanh nghiệp (thương nhân) chỉ mất phần vốn đầu tư vào kinh doanh, còn tài sản không đầu tư vào kinh doanh thì không phải đưa ra để thanh toán các nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ của thương nhân. Điều đó tạo điều kiện cho cảc nhà đầu tư an tâm bỏ vốn đầu tư kinh doanh.

Tuy nhiên, chế độ TNHH cũng có hạn chế, khi tham gia các quan hệ tín dụng, thương nhân chỉ có thể dùng tài sản kinh doanh (trong phạm vi vốn điều lệ của thương nhân) để làm tài sản đảm bảo khi vay vốn, do đó khả năng vay vốn sẽ bị hạn chế hơn so với khả năng vay vốn của các thương nhân chịu trách nhiệm vô hạn.

4. Ưu nhược điểm của doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn

132

Ưu điểm của doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn

  • Có tư cách pháp nhân: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn là pháp nhân, có quyền tự chủ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
  • Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty: Đây là ưu điểm lớn nhất của doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn, giúp bảo vệ tài sản cá nhân của thành viên công ty.
  • Vốn điều lệ không có giới hạn tối thiểu: Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn để hoạt động.
  • Có thể lựa chọn nhiều loại hình tổ chức quản lý: Điều này giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc tổ chức hoạt động của mình.

Nhược điểm của doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn

  • Chủ sở hữu công ty có quyền quyết định cao nhất: Điều này có thể dẫn đến việc một số chủ sở hữu có thể lạm dụng quyền lực của mình để gây thiệt hại cho công ty hoặc các thành viên khác.
  • Thủ tục thành lập và giải thể công ty phức tạp: Thủ tục thành lập và giải thể doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn phức tạp hơn so với một số loại hình doanh nghiệp khác.

5. Dịch vụ pháp lý của Công ty Luật ACC.

Xin hân hạnh giới thiệu dịch vụ pháp lý Công Ty Luật ACC đến quý khách hàng. Công Ty chúng tôi với hệ thống công ty luật/ văn phòng đại diện/ chi nhánh có mặt trên 63 tỉnh thành, tự hào  là một công ty cung cấp các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với đội ngũ chuyên gia, luật sư có kinh nghiệm và chuyên môn cao.

Chúng tôi sẽ chia sẻ cho quý khách hàng lý do vì sao các bạn nên chọn Công Ty Luật ACC giữa hàng ngàn các Công ty Luật:

  • Thứ nhất, công ty chúng tôi được thành lập theo hệ thống, với sự hoạt động hệ thống này uy tín của chúng tôi được khẳng định qua từng năm hoạt động.
  • Thứ hai ,công ty Luật ACC có kinh nghiệm và thâm niên hoạt động trong các lĩnh vực thành lập địa điểm kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, dịch vụ ly hôn và các dịch vụ pháp lý khác.
  • Thứ ba, với kinh nghiệm hoạt động lâu năm chúng tôi có thể tư vấn cho khách hàng những thông tin cần thiết, đủ và nhanh chóng.
  • Thứ tư, Công ty Luật ACC hoạt động nhanh chóng, chuyên nghiệp và mang lại hiệu quả công việc cao.
  • Thứ năm, k
  • hông chỉ có đội ngũ chuyên viên kinh nghiệm chuyên môn, dịch vụ  nhanh chóng và hiệu quả, chi phí giá cả cung cấp các dịch vụ của Công ty Luật ACC hợp lý và phù hợp.
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm

✅Gmail:

 ⭐ [email protected]
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Xem ngay thủ tục thành lập công ty tnhh trọn gói tại ACC

6. Câu hỏi thường gặp

6.1 Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn có mấy loại hình?

DNTN có hai loại hình chính là DNTN một thành viên và DNTN hai thành viên trở lên.

  • DNTN một thành viên: Là DN do một cá nhân làm chủ sở hữu.
  • DNTN hai thành viên trở lên: Là DN do hai hoặc nhiều cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu.

6.2 Vốn điều lệ của DNTN có giới hạn tối thiểu không?

Vốn điều lệ của DNTN không có giới hạn tối thiểu. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ mức vốn pháp định hoặc vốn ký quỹ theo quy định của pháp luật.

6.3 Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn có thể có nhiều loại hình tổ chức quản lý như thế nào?

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể lựa chọn một trong hai hình thức quản lý sau:

  • Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty TNHH hai thành viên trở lên.
  • Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc là cơ quan quyết định cao nhất của công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn là gì? mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo