Doang nghiệp FDI có được bán hàng với DN chế xuất không?

Doanh nghiệp FDI ngày càng được mở rộng và phát triển ở Việt Nam. Nhiều người quan tâm tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này. Trong giao thương, doanh nghiệp FDI có được phép mua bán hàng hóa hay không? Và Doanh nghiệp FDI bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được hay không? là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Hãy cùng ACC tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Doanh Nghiệp Fdi Bán Hàng Cho Doanh Nghiệp Chế Xuất
Doanh Nghiệp FDI Bán Hàng Cho Doanh Nghiệp Chế Xuất

1. Doanh nghiệp FDI là gì?

Luật Đầu tư 2020 không đề cập trực tiếp đến doanh nghiệp FDI mà chỉ định nghĩa chung tại Khoản 17 Điều 3 như sau:

"Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

Theo quy định này, có thể hiểu doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.

2. Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Tại khoản 10, Điều 2, Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy giải thích thuật ngữ Doanh nghiệp chế xuất như sau:” Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế”.

Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa tiêu dùng sử dụng vào mục đích xuất khẩu thị trường nước ngoài và phải nằm trong khu chế xuất và hoạt động theo quy định của Chính phủ về doanh nghiệp chế xuất. Các loại hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất sản xuất khẩu phải xuất khẩu 100% ra nước ngoài và phải khai báo với cơ quan Hải quan để trở thành doanh nghiệp chế xuất.

Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp chế xuất với các doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam được coi là quan hệ xuất nhập khẩu và phải theo các quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu. 

Để biết thêm về cách thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hãy cùng công ty Luật ACC tìm hiểu: Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI mới nhất 2023.

3. Doanh nghiệp FDI bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được không?

3.1. Hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI

Về hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI, quy định cụ thể thông qua thông tư 08/2013/TT-BCT. Theo đó, doanh nghiệp FDI chỉ được tiến hành các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo quy định của Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.

Các doanh nghiệp FDI được phép thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa như: Thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối; mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa với doanh nghiệp chế xuất; lập cơ sở bán lẻ; lập chi nhánh để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa... theo quy định.

- Về quyền xuất khẩu, doanh nghiệp FDI được mua hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu để xuất khẩu với điều kiện hàng hóa này đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác. Tuy nhiên, chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; thay vì trước đây không phân biệt thương nhân Việt Nam hay nước ngoài, miễn là thương nhân có đăng ký kinh doanh mua bán hoặc có quyền phân phối.

- Về quyền nhập khẩu, doanh nghiệp FDI nếu có quyền nhập khẩu nhưng chưa có quyền phân phối thì chỉ được trực tiếp bán hàng nhập khẩu cho thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền xuất khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó.

3.2. Doanh nghiệp FDI có được bán hàng với doanh nghiệp chế xuất không?

Từ quy định về hoạt động mua bán hàng hóa của Doanh nghiệp FDI, tại Thông tư 08/2013/TT-BCT quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, doanh nghiệp FDI sẽ được phân phối hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất.

Hơn nữa, Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp chế xuất được phép mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp chế xuất được mua hàng hóa, dịch vụ từ nội địa và phải làm thủ tục hải quản (trừ vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng)

Như vậy, doanh nghiệp FDI có được bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất.

4. Những câu hỏi thường gặp

Quy định pháp luật về chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI?

Các quy định về ưu đãi thu hút FDI được cụ thể hóa tại các văn bản pháp luật sau: Luật Đầu tư 2014, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) sửa đổi 2013, Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 123/2017/NĐ-CP sửa đổi một số điều quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Luật Sử dụng đất phi nông nghiệp 2010…

Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi về thuế như thế nào?

– ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC

– ưu đãi tiền sử dụng đất Doanh nghiệp chế xuất được miễn tiền thuê đất 7 năm (điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP)

–  ưu đãi thuế xuất khẩu – nhập khẩu: Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016

Doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa có chịu thuế giá trị gia tăng?

Mặc dù chức năng chính của doanh nghiệp chế xuất là sản xuất hàng hóa để xuất khẩu nhưng với chính sách hiện hành, doanh nghiệp hoạt động theo loại hình này vẫn có thể cung ứng hàng hóa cho thị trường trong nước.

Doanh nghiệp chế xuất được giao dịch với nội địa không?

Căn cứ khoản 4 và khoản 6 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP doanh nghiệp chế xuất khi mua bán hàng hóa với nội địa cần tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan và đảm bảo đáp ứng các điều kiện nêu trên.

Trên đây là tất cả thông tin về Doanh nghiệp FDI có được bán hàng với doanh nghiệp chế xuất không? mà ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu Quý đọc giả có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc. Trân trọng!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo