Định khoản kế toán là gì? (Cập nhật 2024) - Luật ACC

ĐỊnh khoản kế toán là một trong những nghiệp vụ cơ bản nhất mà kế toán bắt buộc phải nắm vững. Bài viết dưới đây của ACC sẽ đưa đến cho quý bán đọc những thông tin cơ bản nhất liên quan đến Định khoản kế toán là gì?

định Khoản Là Gì

1. Định khoản kế toán là gì?

Định khoản kế toán là cách chúng ta xác định ghi chép số tiền của một nghiệp vụ kế toán tài chính. Được phát sinh vào bên nợ bên có của các Tài khoản KT có liên quan. Có 2 loại định khoản đó là định khoản giản đơn và định khoản phức tạp.

Định khoản giản đơn là khi chúng ta định khoản mà chỉ liên quan tới 2 loại tài khoản KTTH. Còn định khoản phức tạp là khi chúng ta định khoản liên quan tới 3 tài khoản KTTH trở lên.

2. Nguyên tắc định khoản kế toán

– Xác định tài khoản ghi Nợ trước, ghi Có sau.

– Trong cùng một định khoản, tổng số tiền ghi vào bên Nợ của các tài khoản. Phải bằng tổng số tiền ghi vào bên Có của các tài khoản.

– Một định khoản phức tạp có thể tách thành nhiều định khoản đơn. Nhưng không được gộp nhiều định khoản đơn thành định khoản phức tạp.

– Định khoản đơn là định khoản chỉ liên quan đến 2 Tài khoản. Một TK ghi Nợ đối ứng với 1 TK ghi có.

– Định khoản phức tạp là định khoản Có liên quan ít nhất từ 3 tài khoản trở lên. Gồm các trường hợp sau:

+ Một tài khoản ghi Nợ đối ứng với nhiều tài khoản ghi Có.

+ Một tài khoản ghi có đối ứng với nhiều tài khoản ghi Nợ.

+ Nhiều tài khoản ghi Nợ đối ứng với nhiều tài khoản ghi Có.

3. Quy trình định khoản kế toán là gì?

Bước 1: Xác định đối tượng kế toán

– Cần xác định nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Những nghiệp vụ đó ảnh hưởng tới những đối tượng kế toán nào.

Bước 2: Xác định tài khoản kế toán liên quan

– Xác định chế độ kế toán đơn vị đang áp dụng.
– Tài khoản dùng cho đối tượng kế toán là tài khoản nào.

Bước 3: Xác định hướng tăng, giảm của các tài khoản

– Xác định loại tài khoản (tài khoản đầu mấy?).
– Xu hướng biến động của từng tài khoản (tăng hay giảm).

Bước 4: Định khoản

– Xác định tài khoản nào ghi Nợ, tài khoản nào ghi Có.
– Ghi số tiền tương ứng.

4. Câu hỏi thường gặp

  • Ví dụ điển hình về định khoản kế toán là gì?

Ví dụ: Nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng: 100.000.000 đồng.

Bước 1: Xác định đối tượng kế toán
Xác định được 02 tài khoản kế toán:
– Tiền mặt.
– Tiền gửi ngân hàng.

Bước 2: Xác định tài khoản liên quan
– Chế độ kế toán đơn vị sử dụng: Thông tư 133/2016/TT-BTC.
– Tài khoản KT liên quan tới nghiệp vụ: Tài khoản Tiền mặt (tiền VNĐ): 1111 và Tiền gửi ngân hàng (tiền VNĐ): 1121.

Bước 3: Xu hướng biến động
– Tài khoản 1111: giảm 100.000.000 đồng
– Tài khoản 1121: tăng 100.000.000 đồng

Bước 4: Định khoản
Tài khoản 1121 tăng lên 100.000.000 đồng => Ghi Nợ tài khoản 1121, số tiền 100.000.000 đồng.
Tài khoản 1111 giảm đi 100.000.000 đồng => Ghi Có tài khoản 1111, số tiền 100.000.000 đồng.

Cuối cùng chúng ta có định khoản sau:

Nợ TK 1121: 100.000.000đ

Có TK 1111: 100.000.000đ

  • Lưu ý khi định khoản kế toán là gì?

– Xem lại sổ Nhật ký chung của doanh nghiệp các năm trước: 

Thông thường, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh qua các năm sẽ có nhiều nghiệp vụ giống nhau. Khi xem lại nhật ký chung, bạn sẽ biết nghiệp vụ đó được các KT viên trước định khoản vào tài khoản nào để làm theo như vậy.

– Tài khoản “lưỡng tính” 138, 338: 

Đối với những nghiệp vụ phát sinh lần đầu tiên xuất hiện trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu không biết sử dụng tài khoản nào, bạn hãy chọn tạm đưa vào các tài khoản có tính chất “lưỡng tính” như 138, 338. Và kế toán tổng hợp, kế toán trưởng sẽ cân nhắc xử lý nghiệp vụ phát sinh này cho phù hợp.

– Đọc kỹ chế độ kế toán của doanh nghiệp: 

Để đảm bảo định khoản KT chính xác, đạt chuẩn. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn chế độ kế toán trong doanh nghiệp để áp dụng, đối chiếu vào công việc.

  • Kết cấu chung của account kế toán là gì?

– Bên Trái: Bên Nợ

– Bên Phải: Bên Có

+ Việc ghi Nợ là ghi số tiền thực hiện ở Bên Nợ
+ Việc ghi Có là ghi số tiền thực hiện ở Bên Có

  • Bí kíp lưu tâm khi định khoản kế toán là gì?

+ TK đầu 1, 2, 6, 8 mang tính chất TÀI SẢN
+ TK đầu 3, 4, 5, 7 mang thuộc tính NGUỒN VỐN
+ Các TK mang thuộc tính NV: 3,4,5,7: Tăng bên Có – giảm bên Nợ

Xem thêm:

Kế toán doanh nghiệp là gì?

Trên đây là nội dung tư vấn của ACC liên quan đến vấn đề Định khoản kế toán là gì?. Nếu có bất kỳ thắc mặc gì liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo