Đối với các công ty sản xuất, tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp đã không còn quá xa lạ. Để giúp cho việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được chính xác theo hướng dẫn của Thông tư 200. Trong phạm vi bài viết dưới đây, ACC sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về Định khoản 242 theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Bạn đọc hãy theo dõi nhé.
Định khoản 622 theo thông tư 200/2014/TT-BTC
1. Định khoản là gì?
Định khoản (kế toán) hay còn được gọi là hạch toán kế toán, là việc xác định và ghi chép số tiền của nghiệp vụ kinh tế vào bên nợ và bên có tương ứng của các loại tài khoản kế toán tương ứng.
Nói cách đơn giản, định khoản là việc xác định cách ghi chép các nghiệp vụ vào các tài khoản theo nguyên tắc ghi sổ kép
- Phân tích các tài khoản bị ảnh hưởng.
- Xác định số tiền ghi vào mỗi tài khoản.
- Kiểm tra lại nguyên tắc ghi sổ kép.
Bút toán (cách gọi khác của định khoản) có hai loại:
- Bút toán/ định khoản đơn giản: Chỉ liên quan đến 2 tài khoản.
- Bút toán/ định khoản phức tạp: Liên quan trên 3 tài khoản.
Nguyên tắc ghi sổ kép
Một nghiệp vụ sẽ được ghi ít nhất vào 2 tài khoản, một TK được ghi bên Nợ, một TK được ghi bên Có với cùng một số tiền như nhau.
Cơ sở ghi sổ kép
Do tính cân đối của phương trình kế toán, tất cả mọi nghiệp vụ đều quy về 4 nhóm chính:
- Tài sản A tăng, tài sản B giảm
- Nguồn vốn X tăng, nguồn vốn Y giảm
- Tài sản A tăng, nguồn vốn X tăng
- Tài sản B giảm, nguồn vốn Y giảm
Một nghiệp vụ sẽ ảnh hưởng đến ít nhất 2 tài khoản
Ý nghĩa của ghi sổ kép
- Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản kế toán theo:
Đúng nội dung kinh tế của nghiệp vụ
Mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán
- Tài sản và nguồn vốn được theo dõi chặt chẽ và có hệ thống.
Hệ quả của nguyên tắc ghi sổ kép
Tổng phát sinh Nợ của các tài khoản = Tổng phát sinh Có của các tài khoản
Các bước định khoản kế toán
- Xác định nghiệp vụ phát sinh ảnh hưởng đến các tài khoản kế toán nào
- Xác định biến động tăng giảm của từng tài khoản kế toán (Lưu ý tài khoản ghi Nợ và tài khoản ghi Có của các tài khoản đầu 1 đến đầu 9)
- Xác định quy mô biến động của từng tài khoản (Xác định số tiền ghi Nợ và ghi Có)
Có hai kiểu ghi định khoản, một là ghi thẳng tên tài khoản, hai là ghi theo số hiệu thuộc bảng kế toán theo pháp lý Việt Nam.
Lưu ý định khoản về nghiệp vụ bán hàng
*Ghi nhận doanh thu
Nợ TK Tiền mặt / Tiền gửi ngân hàng Giá bán x SL bán
Nợ TK Phải thu khách hàng
Có TK Doanh thu
*Ghi nhận Giá vốn bán hàng
Nợ TK Giá vốn bán hàng Giá vốn/ Giá XK
Có TK Hàng hóa
Các loại tài khoản tài sản
- Tiền: TK Tiền mặt / TK Tiền gửi ngân hàng
- Hàng tồn kho: TK Hàng hóa / TK Nguyên vật liệu / TK Thành phẩm/ TK Sản phẩm dở dang/ TK Công cụ dụng cụ
- Các khoản phải thu: TK Phải thu khách hàng / TK Phải thu khác
- Tài sản cố định: TK Tài sản cố định hữu hình (nhà xưởng, máy móc, thiết bị phương tiện vận tải) / TK Tài sản cố định vô hình (Bằng phát minh, sáng chế, bằng sở hữu trí tuệ, bản quyền, nhãn hiệu/thương hiệu mua ngoài)
- TK Tạm ứng
- TK Chi phí trả trước
Các loại tài khoản nợ phải trả
- TK Phải trả người bán
- TK Phải trả người lao động
- TK Thuế và các khoản phải nộp NN
- TK Vay ngắn hạn/ dài hạn
- TK Phải trả khác
- TK doanh thu chưa thực hiện
Các loại tài khoản vốn chủ sở hữu
- TK Vốn góp chủ sở hữu
- TK Lợi nhuận chưa phân phối
- TK Nguồn vốn kinh doanh/ Quỹ đầu XDCB.
2. Nguyên tắc kế toán
- a) Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, tư vấn,…).
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc, như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp).
- b) Không hạch toán vào tài khoản này những khoản phải trả về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp… cho nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý, nhân viên của bộ máy quản lý doanh nghiệp, nhân viên bán hàng.
- c) Riêng đối với hoạt động xây lắp, không hạch toán vào tài khoản này khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp tính trên quỹ lương phải trả công nhân trực tiếp của hoạt động xây lắp, điều khiển máy thi công, phục vụ máy thi công, nhân viên phân xưởng.
- d) Tài khoản 622 phải mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh.
đ) Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ mà phải kết chuyển ngay vào TK 632 “Giá vốn hàng bán”.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
– Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”;
– Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
- a) Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 – Phải trả người lao động.
- b) Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hỗ trợ (như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện…) của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386).
- c) Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
- d) Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 334 – Phải trả người lao động.
đ) Đối với chi phí nhân công sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh
– Khi phát sinh chi phí nhân công sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh, căn cứ hoá đơn và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết cho từng hợp đồng)
Có các TK 111, 112, 334…
– Định kỳ, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí chung (có sự xác nhận của các bên) và xuất hoá đơn GTGT để phân bổ chi phí nhân công sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh cho các bên, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (chi tiết cho từng đối tác)
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
Trường hợp khi phân bổ chi phí không phải xuất hóa đơn GTGT, kế toán ghi giảm thuế GTGT đầu vào bằng cách ghi Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
- e) Cuối kỳ kế toán, tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 hoặc bên Nợ TK 631 theo đối tượng tập hợp chi phí, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, hoặc
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (phương pháp kiểm kê định kỳ)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần vượt trên mức bình thường)
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về Định khoản 622 theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận