Khi có ý định sáp nhập – mua bán doanh nghiệp, bên cạnh các thủ tục pháp lý thì việc thẩm định giá trị doanh nghiệp là điều không thể bỏ qua đối với cả bên mua và bên bán. Theo thống kê, có đến hơn 70% các thương vụ sáp nhập – mua bán doanh nghiệp (M&A) thất bại là do việc định giá sai giá trị doanh nghiệp hoặc không đồng nhất giá trị giữa bên mua và bên bán. Mời quý độc giả cùng ACC tìm hiểu Định giá sáp nhập doanh nghiệp thông qua bài viết dưới đây.
1. Tại sao cần thẩm định giá doanh nghiệp khi M&A doanh nghiệp?
- Đối với bên bán: Việc thẩm định giá công ty của mình trước khi tiến hành M&A sẽ giúp chủ doanh nghiệp thấy được giá trị hiện tại cũng như khả năng tăng/giảm giá trị trong tương lai gần, tránh thất thoát giá trị doanh nghiệp khi tiến hành đàm phán, thương lượng. Đồng thời với việc thuê bên thứ ba để thẩm định giá doanh nghiệp sẽ tăng tính thuyết phục các nhà đầu tư bởi sự khách quan, chính xác khi xác định giá trị doanh nghiệp đó.
- Đối với bên đầu tư (mua): Thẩm định giá doanh nghiệp giúp xác định chính xác tổng giá trị hiện tại và tương lai gần của doanh nghiệp, xác minh được tính pháp lý của doanh nghiệp đó. Từ đó, xác định được tính khả thi cũng như giảm thiểu rủi ro khi đầu tư tài chính trong dự án M&A doanh nghiệp.
- Đối với cơ quan quản lý: Thẩm định giá doanh nghiệp trước khi M&A giúp cơ quan quản lý, công quyền có cơ sở pháp lý để tham khảo, phân xử nếu xảy ra tranh chấp, kiện tụng giữa các bên.
- Có thể khẳng định, thẩm định giá doanh nghiệp trong M&A là yêu cầu tất yếu đối với cả bên bán, bên mua và cơ quan quản lý Nhà nước.
2. Chi phí thẩm định giá doanh nghiệp trong M&A
Vấn đề chi phí thẩm định giá doanh nghiệp cho mục đích M&A cũng là điều các chủ doanh nghiệp rất quan tâm. Hiện nay chưa có một quy định nhà nước cụ thể nào về phí thẩm định giá doanh nghiệp trong M&A. Tuy nhiên các đơn vị thẩm định giá chuyên nghiệp thường đưa ra 2 cách tính phí thẩm định giá doanh nghiệp trong M&A gồm:
- Một là tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng giá trị Doanh nghiệp được thẩm định giá. Sau khi đơn vị thẩm định giá sơ bộ giá trị doanh nghiệp đó sẽ báo giá cho khách hàng. Theo đó, giá trị doanh nghiệp càng cao, tỷ lệ % sẽ càng thấp. Thông thường sẽ dao động từ 0,08 – 0,02%.
- Hai là phí thẩm định trọn gói được thỏa thuận giữa đơn vị thẩm định giá và doanh nghiệp.
3. Hồ sơ thẩm định giá doanh nghiệp trong M&A
- Bản đăng ký yêu cầu thẩm định giá doanh nghiệp (Theo mẫu đơn vị thẩm định giá)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
- Quyết định thành lập đơn vị trực thuộc.
- Biên bản góp vốn, liên kết, góp vốn thành lập công ty.
- Báo cáo tài chính doanh nghiệp
- Chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu/SHTT (nếu có)
- Kế hoạch KD, Marketing (nếu có)
4. Quy trình thẩm định giá doanh nghiệp trong M&A
Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Doanh nghiệp (Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12) do Bộ Tài chính và Hội thẩm định giá Việt Nam ban hành , quy trình thẩm định giá Doanh nghiệp bao gồm:
- Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu thẩm định giá từ khách hàng
- Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá doanh nghiệp
- Bước 3: Khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Bước 4: Xây dựng báo cáo thẩm định chi tiết
- Bước 5: Kiểm soát báo cáo
- Bước 6: Phát hành báo cáo & Chứng thư thẩm định
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về Định giá sáp nhập doanh nghiệp mà ACC muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với ACC nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận