Công bố mỹ phẩm tại Hải Phòng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp tổ chức, doanh nghiệp xác định với cơ quan nhà nước về việc đã thực hiện thủ tục hành chính bắt buộc theo quy định. Chính vì thế mà thủ tục đăng ký kinh doanh mỹ phẩm tại Hải Phòng không quá xa lạ đối với tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện thủ tục này, mọi người gặp phải rất nhiều khó khăn. Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đến “Điều kiện và thủ tục kinh doanh sản xuất mỹ phẩm ở Hải Phòng”
1. Điều kiện kinh doanh sản xuất mỹ phẩm
* Điều kiện về nhân sự:
Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.
* Điều kiện về cơ sở vật chất:
a) Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
b) Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.
* Hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Nguyên liệu, phụ liệu dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;
b) Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
c) Các loại bán thành phẩm đưa vào sản xuất phải có tiêu chuẩn chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;
d) Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm;
đ) Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm;
e) Có hệ thống lưu giữ hồ sơ tài liệu.
2. Chuẩn bị hồ sơ
Đối với mỹ phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vào việt nam:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của công ty đứng ra làm đăng ký mỹ phẩm;
- Bản công thức thành phần của mỹ phẩm;
- Giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho công ty Việt nam được quyền phân phối độc quyền mỹ phẩm sau khi được công bố lưu hành
- Đơn đăng ký lưu hành mỹ phẩm (do công ty Tư vấn Minh Anh soạn thảo và cung cấp)
Đối với mỹ phẩm sản xuất hoặc đóng gói tại Việt Nam:
- Bản công thức của mỹ phẩm công bố
- Bản tiêu chuẩn chất lượng của Mỹ phẩm và phương pháp thử
- Phiếu kiểm nghiệm
- Dữ liệu kỹ thuật hoặc dữ liệu lâm sàng để chứng minh những công dụng đặc biệt của sản phẩm (nếu có)
- Giấy phép sản xuất của nhà máy.
3. Thủ tục đăng ký kinh doanh sản xuất mỹ phẩm
a) Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
- Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất;
- Danh mục thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất;
b) Tiến hành nộp hồ sơ
- Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Sở Y tế của tỉnh nơi cơ sở sản xuất đặt nhà máy.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 93/2016/NĐ-CP nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
4. Thủ tục công bố mỹ phẩm
- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu sau:
- CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.
- CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
5. Cơ quan có thẩm quyền
- Đối với mỹ phẩm nhập khẩu: Cục Quản lý dược – Bộ Y tế.
- Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước: Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất.
6. Trường hợp bị tước giấy phép kinh doanh sản xuất mỹ phẩm
- Cơ sở sản xuất mỹ phẩm không đáp ứng đầy đủ các điều kiện được đưa ra
- Giấy đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm được cấp không đúng thẩm quyền theo quy định
- Cơ sở sản xuất mỹ phẩm thực hiện việc sản xuất mỹ phẩm không đúng như địa điểm được nêu ra trên đăng ký sản xuất mỹ phẩm
- Có dấu hiệu giả mạo các tài liệu trong hồ sơ đăng ký giấy phép sản xuất mỹ phẩm hoặc tự ý điều chỉnh các nội dung trong giấy chứng nhận sản xuất mỹ phẩm
- Cơ sở sản xuất mỹ phẩm có đơn đề nghị thu hồi giấy chứng nhận sản xuất mỹ phẩm.
Trên đây là các điều kiện và thủ tục kinh doanh sản xuất mỹ phẩm, nếu quý khách hàng còn gặp phân vân để biết thêm về Thủ tục công bố mỹ phẩm và muốn nhận được sự tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận