Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị phát triển nhất nhì cả nước, hầu khắp các lĩnh vực kinh doanh khi đầu tư tại đây sẽ có những bước khởi sắc. Dịch vụ thám tử cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Để kinh doanh dịch vụ thám tử tại thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức, cá nhân cần đáp ứng điều kiện nào và trình tự thủ tục ra sao?
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thám tử tại thành phố Hồ Chí Minh
Luật Đầu tư năm 2014 ra đời không còn quy định kinh doanh dịch vụ điều tra thám tử tư là ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, ngành nghề này cũng không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thám tử chỉ cần thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.
2. Thủ tục kinh doanh dịch vụ điều tra thám tử - Thành lập văn phòng điều tra thám tử tại thành phố Hồ Chí Minh:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ qua mạng điện tử.
Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp theo mẫu;
- Dự thảo Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc Danh sách cổ đông đối với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty hợp danh hoặc Công ty cổ phần.
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật của công ty, các thành viên hoặc cổ đông trong công ty đối với cá nhân.
Trường hợp thành viên hoặc cổ đông là tổ chức:
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
- Văn bản ủy quyền cho người làm thủ tục đăng ký kinh doanh (nếu có);
- Văn bản khác theo yêu cầu.
Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Lưu ý khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thám tử tại Thành phố Hồ Chí Minh:
3. Về đặt tên doanh nghiệp:
1. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-“, “_”;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự;
- Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề lựa chọn: 803 - 8030 - 80300: Dịch vụ điều tra
Nhóm này gồm: Dịch vụ điều tra và thám tử. Các hoạt động của tất cả các thám tử tư nhân, thuộc các loại khách hàng hoặc mục đích điều tra đều nằm trong nhóm này.
3. Trụ sở doanh nghiệp
Trụ sở doanh nghiệp phải đầy đủ, chính xác theo 4 cấp như sau:
- Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn;
- Xã/Phường/Thị trấn;
- Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh;
- Tỉnh/Thành phố.
4. Vốn điều lệ
- Xác định rõ loại tài sản mà nhà góp vốn thành lập doanh nghiệp (bao gồm: tiền đồng, ngoại tệ, vàng, bất động sản, động sản, …).
- Kinh doanh dịch vụ thám tử không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay yêu cầu về vốn pháp định, do đó, tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu hoạt động mà doanh nghiệp tự lựa chọn số vốn điều lệ cho công ty của mình.
4. Các dịch vụ thám tử tại thành phố Hồ Chí Minh
Một số dịch vụ thám tử tư tiêu biểu được nhiều công ty kinh doanh dịch vụ thám tử tại thành phố Hồ Chí Minh như:
- Thám tử điều tra ngoại tình;
- Dịch vụ theo dõi giám sát cá nhân, tổ chức theo yêu cầu;
- Dịch vụ điều tra tìm người thân, tìm kiếm người thất lạc hay bỏ trốn, …;
- Dịch vụ điều tra thông tin trước hôn nhân;
- Dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu: Các thông tin nhân thân cơ bản như: Thông tin người thân, Địa chỉ nhà riêng, địa chỉ làm việc, số điện thoại, …;
- Thám tử điều tra hàng giả – hàng nhái;
- Thám tử điều tra về đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp;
- Điều tra thông tin của tổ chức, cá nhân là gián điệp hay là người lấy/ phát tán thông tin nội bộ của doanh nghiệp;
- Các dịch vụ thám tử khác theo yêu cầu.
Nội dung bài viết:
Bình luận